4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.4 Giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu
pháp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các hoạt động đó. Các thực tiễn này có thể bao gồm các khoản hỗ trợ, điều khoản trong thỏa thuận ngăn ngừa những thách thức về giá trị và giấy phép gói cưỡng chế. Điều 31(k) quy định rõ ràng rằng một hành vi được xác định sau khi tuân theo thủ tục tư pháp hoặc hành chính là chống cạnh tranh, một yêu cầu cấp phép bắt buộc có thể được thực hiện.
Các nguyên tắc đó tiếp tục được các quốc gia thành viên cam kết trong Hiệp định CPTPP nhằm đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia khi đặt ra các điều kiện nhằm xác định hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ cũng như đặt ra các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi đó phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, đảm bảo tự do thương mại và chuyển giao khoa học, công nghệ quốc tế.
2.4 Giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thiquyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ
Một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi là quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi pháp luật các quốc gia cần có các quy định cụ thể nhằm xác định, điều chỉnh đối với mối hệ này. Song đối với từng quốc gia khác nhau, lại có cách tiếp cận khác nhau đối với những vấn đề này phụ thược vào điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử lập pháp và cả khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Đối với các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật thì pháp luật của họ không chỉ chú trọng bảo vệ quyền của chủ sở hữu mà còn hướng đến đảm bảo lợi ích cho xã hội có thể có được từ quyền sở hữu trí tuệ, để chúng không kìm hãm sự phát triển của những doanh nghiệp nhỏ, yếu thế hơn. Ngược lại, một số quốc gia đang phát triển vẫn còn khó khăn trong việc cân bằng giữa hai lĩnh vực này hoặc để mặc để chúng tự thực thi, dẫn đến kém hiệu quả trong cách vận hành nền kinh tế, khó thu hút đầu tư và phát triển khoa học kĩ thuật.
Mặc dù mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh được thể hiện ở các mức độ khác nhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật các quốc gia đều thừa nhận một số nguyên tắc nhất định liên quan đến giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi chúng. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ không nên xem là yếu tố mặc nhiên gây mâu thuẫn, hạn chế cạnh tranh, nếu không, hệ thống pháp luật bảo vệ thành quả của phát minh, sáng tạo sẽ bị khuyết đi một phần.
Bên cạnh đó, dù quyền sở hữu trí tuệ có vai trò thúc đẩy cạnh tranh nhưng hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng bởi quy định của pháp luật cạnh tranh trong đó cần nghiêm cấm các hành vi lạm quyền của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Bởi lẽ, các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải (a) được thực hiện bởi doanh nghiệp có sức mạnh thống
trị; (b) cần xem xét, đánh giá trong một trường hợp cụ thể99. Song song với điều đó, điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ phải tính đến các đặc trưng của quyền sở hữu hữu, phải đặt ra giới hạn phù hợp, nếu quy định và áp dụng không hợp lý có thể dẫn đến nguy cơ xóa bỏ động lực đầu tư, nghiên cứu sáng tạo của chủ thể.
Do đó, giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải được xác định trong từng vụ việc cụ thể theo nguyên tắc lập luận hợp lý thông qua các khía cạnh: (1) đối tượng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh; 0 chủ thể thực hiện là ai; (3) hành vi nào của chủ thể bị xem là vi phạm; (4) pháp luật cần kiểm soát điều gì.