4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.4.2 Chủ thể áp dụng là ai
Dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh hành vi của các chủ thể chỉ có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, làm phát sinh hiệu lực điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh khi và chỉ khi chủ thể đó có sức mạnh thị trường. Bởi vì, chỉ khi có sức mạnh thị trường thì chủ thể mới có khả năng thực hiện các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Do vậy, việc xác định thị trường liên quan trong từng vụ việc cụ thể là hoạt động quan trọng, cần thiết để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến cạnh tranh của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, đối với các hành vi, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì thị phần của các chủ thể không thể được xem là yếu tố duy nhất, quan
trọng để xác định sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp. Vì độc quyền sở hữu trí tuệ có thể mang lại cho các chủ thể vị trí thống lĩnh nhưng độc quyền đó không hẳn là nhằm hạn chế cạnh tranh.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể phải đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh khi hành vi đó có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh. Hay nói cách khác, chủ thể thực hiện hành vi phải có sức mạnh thị trường đáng kể trên thị trường liên quan. Sức mạnh thị trường của các chủ thể được xác định dựa trên:
512 Thị trường hàng hóa liên quan 513 Thị trường công nghệ liên quan
514 Thị trường đổi mới: là thị trường bao gồm các động nghiên cứu và phát triển hướng đến việc tạo ra một sản phẩm mới hoặc một quy trình mới hoặc các cải tiến liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu và phát triển mà có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh thị trường của chủ thể trên thị trường liên quan.
Dựa trên mức thị phần của các chủ thể thực hiện hành vi có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền sẽ không ngăn cấm các hạn chế trong hợp đồng chuyển giao nếu (i) đó không là các hạn chế trực tiếp gây hạn chế cạnh tranh (ii) thị phần kết hợp của các bên không vượt quá 20% trên thị trường liên quan. Hay nói cách khác, pháp luật cạnh tranh chỉ ngăn cấm đối với các hành vi mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh (các hành vi có mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh rất lớn) như:
515 Thỏa thuận ấn định giá (tuy nhiên, theo phiên bản cập nhật năm 2017, Tòa án tối cao đã thừa nhận rằng tất cả các hạn chế về giá theo chiều dọc như vậy sẽ được đánh giá theo quy tắc lập luận hợp lý)
516 Phân chia thị trường và khách hàng 517 Thỏa thuận cắt giảm sản lượng
518 Và thỏa thuận từ chối không giao dịch (tẩy chay nhóm).
Ngược lại, đối với các hành vi khác, chỉ bị xem là có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh khi thị phần kết hợp của các bên đạt từ 20% trở lên trên thị trường liên quan. Nếu mức thị phần kết hợp dưới ngưỡng này thì được xem là an toàn, được phép thực hiện các hành vi/ thỏa thuận cho dù các hành vi/thỏa thuận đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Cơ quan thẩm quyền tin rằng việc quy định vùng an toàn “safety zone” là cần thiết nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và cạnh tranh.
Tương tự như cách tiếp cận của pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Liên minh Châu Âu cũng đặt ra yêu cầu điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ khi chủ thể thực hiện có sức mạnh thị trường được xác định dựa trên mức thị phần.
Theo Điều 3 (1) TTBER, ngưỡng thị phần an toàn được quy định tại Điều 2 TTBER áp dụng cho các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh thực sự hoặc đối thủ tiềm năng trên thị trường sản phẩm và/hoặc đối thủ thực tế trên thị trường công nghệ với điều kiện thị phần kết hợp của các bên không vượt quá 20% trên bất kỳ thị trường liên quan nào. Trong
trường hợp, thỏa thuận được thực hiện giữa những người không phải là đối thủ cạnh tranh thì thỏa thuận đó mặc nhiên được miễn trừ nếu thị phần của mỗi bên không vượt quá 30% trên thị trường sản phẩm và công nghệ có liên quan. Tuy nhiên, nếu sau đó họ trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường liên quan thì ngưỡng thị phần 20% theo Điều 3(1) sẽ được áp dụng từ thời điểm họ trở thành đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, TTBER quy định về các thỏa thuận không được miễn trừ (các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng). Theo đó các thoản thuận giữa các đối thủ cạnh tranh bị xem là vi phạm nghiêm trọng và không được miễn trừ (dù thị phần cụ thể của họ là bao nhiêu) khi rơi vào các trường hợp sau đây:
(a) Hạn chế khả năng của một bên trong việc ấn định giá bán sản phẩm cho các bên thứ ba;
Giới hạn sản lượng hoặc bán hàng, trừ các giới hạn sản lượng của sản phẩm theo hợp đồng được áp đặt cho Bên nhận theo một hợp đồng không mang tính có đi có lại;
Phân chia thị trường hoặc khách hàng.
Hạn chế khả năng của Bên nhận trong việc khai thác công nghệ của chính mình, hoặc hạn chế khả năng của các bên của hợp đồng trong việc tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, trừ khi hạn chế này là cần thiết để ngăn cản việc tiết lộ cho các bên thứ ba bí quyết được chuyển giao
Tương tự như vậy pháp luật Nhật Bản cũng không ngăn cấm đối với các hạn chế liên quan đến việc sử dụng công nghệ được coi là có tác động nhỏ trong việc giảm cạnh tranh khi các doanh nghiệp thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh có thị phần kết hợp nhỏ hơn hoặc bằng 20% trên thị trường sản phẩm liên quan hoặc có ít nhất 4 doanh nghiệp cùng sở hữu công nghệ đó. Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với việc hạn chế về giá bán, số lượng bán, thị phần, lãnh thổ bán hàng hoặc khách hàng cho sản phẩm sử dụng công nghệ hoặc thực hiện việc hạn chế các hoạt động nghiên cứu và phát triển hoặc bắt buộc các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền hoặc cấp giấy phép độc quyền cho công nghệ được
cải tiến.101
Liên quan đến yêu cầu điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thì pháp luật Trung Quốc cũng có quy định về vùng an toàn. Theo đó, nếu một doanh nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện đã quy định, thì thỏa thuận liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được nhắc tới sẽ không được coi là một thỏa thuận độc quyền để bị ngăn cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Các điều kiện này là:
Thị phần của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường liên quan trong các thỏa thuận theo chiều ngang không quá 20% hoặc có ít nhất bốn công nghệ được kiểm soát độc lập, có thể thay thế với chi phí hợp lý trong thị trường có liên quan, hoặc là;
Không bên nào trong các thỏa thuận theo chiều dọc có thị phần vượt quá 30%; hoặc có ít nhất hai công nghệ được kiểm soát độc lập, có thể thay thế với chi phí hợp lý trên thị trường liên quan.
Phần 2(5), Hướng dẫn về sử dụng quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Công bằng của Nhật Bản