4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.3.1 Xác định tính bất hợp pháp của hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung đã từ lâu được coi là một dạng sở hữu riêng. Thông qua các văn bằng bảo hộ được cấp cho các đối tượng sở hữu trí tuệ, pháp luật đã công nhận cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có vị trí độc quyền trong việc sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ để bồi hoàn công sức, chi phí mà họ đã bỏ ra và thu lợi nhuận, kể cả hành vi từ chối chuyển giao (cấp phép) quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, việc từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được công nhận dựa trên ba yếu tố (i) quyền tự do lựa chọn đối tác kinh doanh và định đoạt đối với tài sản của mình; (ii) nghĩa vụ bắt buộc chuyển giao áp dụng trong mọi trường hợp sẽ làm suy yếu (phá bỏ) động cơ đầu tư và sáng tạo; (iii) tòa án sẽ không là cơ quan thực thi pháp luật hiệu quả khi nghĩa vụ chuyển giao được áp đặt một cách thường xuyên. Hay nói cách khác, từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ phải được thừa nhận như một trong những quyền cơ bản, cốt lõi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế cho nên, việc phủ nhận chủ sở hữu không có quyền từ chối chuyển giao thì không khác nào pháp luật đã từ chối quyền khai thác đối tượng sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, hành vi từ chối chuyển giao của chủ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ của cộng đồng, tạo ra rào cản gia nhập thị trường gây hạn chế cạnh tranh. Do đó, cần tạo ra cơ chế bắt buộc chuyển sở hữu phải chuyển giao nếu việc từ chối đó gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của cộng đồng hoặc chủ thể thực hiện hành vi hướng đến mục tiêu tạo dựng vị thế độc quyền hoặc nhằm duy trì vị thế độc quyền trên thị trường liên quan, bóp méo môi trường cạnh tranh và xâm hại quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
3.3.1 Xác định tính bất hợp pháp của hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữutrí tuệ trí tuệ
Để xem xét một hành vi từ chối chuyển giao của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có bị xem là vi phạm pháp luật hay không chúng ta cần xác định xem hành vi từ chối đó là hợp pháp hay không. Dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh, hành vi từ chối chuyển giao sẽ bị xem là vi phạm pháp luật nếu nó rơi vào trường hợp bắt buộc phải chuyển giao hoặc hành vi đó gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh. Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ xuất phát từ Học thuyết điều kiện thiết yếu, theo đó nếu quyền sở hữu trí tuệ được xác định là điều kiện thiết yếu thì chủ sở hữu có nghĩa vụ phải chia sẽ vì mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đương nhiên trong trường hợp này. Hành vi từ chối chuyển giao của chủ thể sẽ bị xem là vi phạm pháp luật.
Để xem xét xem quyền sở hữu trí tuệ có là điều kiện thiết yếu hay không sẽ phải được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là điều kiện thiết yếu thì nó phải thỏa mãn hai đặc điểm cơ bản: (1) các doanh nghiệp cạnh tranh phải được tiếp cận vì đó là điều kiện bắt buộc, cần thiết, không thể thay thế cho hoạt động sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, nếu không thể tiếp cận thì các chủ thể này không có khả năng gia nhập thị trường; (2) doanh nghiệp không có khả năng hoặc không thể tự tạo ra một cách dễ dàng vì không hiệu quả về mặt kinh tế hoặc quá khó khăn để thực hiện.
Thông thường, chủ sở hữu điều kiện thiết yếu sẽ là chủ thể tham gia trên cả hai thị trường: thị trường đầu nguồn (upstream market) với tư cách là chủ thể cung cấp các điều kiện kinh doanh đồng thời tham gia vào thị trường cuối nguồn (downstream market) với tư cách là chủ thể cung cấp dịch vụ, sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Hay nói cách khác trong trường hợp này họ vừa là chủ sở hữu của điều kiện kinh doanh thiết yếu vừa là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Do vậy, không loại trừ họ sẽ lạm dụng vị thế của mình để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh thông qua việc từ chối chia sẻ các điều kiện thiết yếu như một rào cản gia nhập thị trường đối với các đớ thủ cạnh tranh nhằm củng cố hoặc mở rộng vị trí độc quyền của mình. Tuy nhiên, vì tính chất quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, cho nên để đảm bảo sự phát triển kinh tế, chủ sở hữu các điều kiện đó phải có nghĩa vụ “chia sẻ” nó cho các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường theo một cách tối ưu, đảm bảo lợi ích của xã hội.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ chuyển giao của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ còn có thể phát sinh theo quy định của luật sở hữu trí tuệ nếu nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội...
Tuy nhiên, các trường hợp này được xem là các trường hợp ngoại lệ thay vì quy định của pháp luật, do đó, nó phải được xem xét và quyết định bởi Tòa Án, Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan quản lý cạnh tranh. Bởi việc xử phạt hành vi từ chối chuyển giao một cách cứng nhắc theo quy định của pháp luật mà không tính đến các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể sẽ dẫn đến nguy cơ loại trừ động lực đầu tư, sáng tạo của các chủ thể. Điều đó không chỉ gây hại cho lợi ích của người tiêu dùng mà còn tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, đi ngược lại mục đích của pháp luật cạnh tranh khi hướng đến điều chỉnh mối quan hệ này.
3.3.2 Điều chỉnh pháp luật đối với hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh, hành vi từ chối chuyển giao (từ chối cấp phép) quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật của các quốc gia xem xét một cách thận trọng trong mối quan hệ với đặc thù của pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi của văn bằng bảo hộ - hướng đến bảo vệ tính độc quyền của chủ thể nắm quyền- với môi trường cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Theo quy định của Hiệp định TRIPs
Với cách tiếp cận từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Cho nên pháp luật không thể ngăn cản quyền từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho dù chủ thể nhận chuyển giao có là đối thủ cạnh tranh hay không. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs cũng đã trao cho các thành viên quyền áp dụng pháp luật cạnh tranh của quốc gia mình nhằm hạn chế các hành vi lạm dụng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật cạnh tranh tại Điều 8 và 40 của Hiệp định. Vì vậy cho nên, Điều 31(b) của Hiệp định TRIPs phải được hiểu đơn thuần là chủ thể được quyền được từ chối chuyển giao với các điều kiện và thời hạn hợp lý hơn là nền tảng cho việc bắt buộc chuyển giao.
Điều 31(b) Hiệp định TRIPs : chỉ được cấp phép sử dụng nếu, trước khi sử dụng, người có ý định sử dụng đã cố gắng để được người nắm giữ quyền cấp phép với giá cả và các điều kiện thương mại hợp lý nhưng sau một thời gian hợp lý, những cố gắng đó vẫn không đem lại kết quả. Yêu cầu này có thể được Thành viên bỏ qua trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách khác hoặc trong các trường hợp sử dụng vào mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, trong những trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách khác, người nắm quyền phải được thông báo ngay khi điều kiện thực tế cho phép. Trong trường hợp sử dụng vào mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại, nếu Chính phủ hoặc người được Chính phủ uỷ thác, mặc dù không tiến hành tra cứu sáng chế, nhưng biết hoặc có căn cứ rõ ràng để biết rằng Chính phủ hoặc người được Chính phủ uỷ thác đang hoặc sẽ sử dụng một patent đang có hiệu lực thì người nắm quyền phải được thông báo ngay;
Điều đó có nghĩa là, Hiệp định TRIPs vẫn cho phép các thành viên được quyền đặt ra các quy định khác nhau nhằm điều chỉnh các hành vi lạm quyền sở hữu trí tuệ gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế170 không loại trừ hoạt động bắt buộc chuyển giao nếu hành vi đó được chứng minh là hành vi lạm quyền của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, điều khó khăn trong thực thi pháp luật đó chính là làm thế nào để xác định hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là một hành vi lạm quyền, bởi lạm quyền sẽ được hiểu là sử dụng quyền của chủ thể trái với mục tiêu của pháp luật. Điều này có nghĩa là hành vi lạm quyền sở hữu trí tuệ có một mối quan hệ mật thiết với mục tiêu điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ và mục tiêu này sẽ khác nhau bởi hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Do đó, tiêu chí xác định hành vi lạm quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế cũng sẽ khác nhau.
Theo kết quả thực thi pháp luật của các thành viên WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới), hành vi từ chối chuyển giao có thể được xem là một hành vi làm quyền khi rơi vào các trường hợp sau:
Khi hành vi từ chối nhượng quyền dẫn đến việc ngăn cản hoạt động sản xuất các sản phẩm là thành quả của hoạt động phát minh, sáng chế
Chủ sở hữu bằng sáng chế không đưa ra được các lý do hợp pháp cho sự ngăn cản đó
Điều này tạo ra các rào cản cho việc thiết lập và phát triển hoạt động đầu tư và thương mại quốc gia171.
Điều 8.2 hiệp định TRIPS: “Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định của Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế”
Jose Espinosa (2014), Unilateral Refusal To License Intellectual Property Rights - A Comparative Perspective,
Với việc xác định các nguyên tắc thực thi, Hiệp định TRIPs cho phép cách thành viên tùy thuộc vào điều kiện thực tế của quốc gia mình cũng như mục tiêu điều chỉnh của pháp luật nhằm xác định các tiêu chí rõ ràng đối với hành vi từ chối chuyển giao hay bắt buộc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất.
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, hành vi đơn phương từ chối thỏa thuận là hành vi phạm Điều 2 của Đạo luật Sherman về chống độc quyền và bị xem là hành vi vi phạm mặc nhiên172. Tuy nhiên, trong mối tương quan với bản chất của quyền sở hữu trí tuệ thì trong một số trường hợp, việc từ chối đó lại được xem là hợp pháp. Do đó, Tòa án Liên bang Hoa Kỳ đã thừa nhận một nguyên tắc: việc chuyển giao không phải là nghĩa vụ mặc nhiên của chủ sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ173. Hay nói cách khác, với tư cách là chủ sở hữu họ được quyền lựa chọn đối tác cũng như đặt ra các điều kiện thậm chí là từ chối chuyển giao trừ khi hành vi từ chối đó là vi phạm pháp luật về chống độc quyền. Do đó, theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ hành vi đơn phương từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có thể xem xét ở 2 nhóm trường hợp khác nhau: vi phạm hoặc không vi phạm tùy thuộc quá trình đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo của chủ thể, sự cần thiết của việc phổ biến quyền sở hữu trí và mức độ tác động của hành vi từ chối đến môi trường cạnh tranh.
Vậy nên để xem xét tính bất hợp pháp của hành vi từ chối chuyển giao, cơ quan có thẩm quyền buộc phải đánh giá theo nguyên tắc cân bằng hợp lý (The rule of reason)174. Theo đó, hành vi từ chối chuyển giao sẽ bị xem là vi phạm pháp luật nếu quyền sở hữu trí tuệ được xác định là điều kiện thiết yếu và trong trường hợp này, chủ sở hữu đó buộc phải chuyển giao dựa theo Học thuyết điều kiện thiết yếu.
Cụ thể, thông qua phán quyết của mình cho vụ kiện MCI Communications Corp. v. AT&T 175, Tòa án Liên bang Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng có 4 lý do để Học thuyết điều kiện thiết yếu được áp dụng nhằm buộc chủ sở hữu phải chuyển giao các điều kiện thiết yếu176:
Cơ sở vật chất thiết yếu bị độc quyền kiểm soát bởi một chủ thể;
Các đối thủ cạnh tranh không có khả năng tự xây dựng một cơ sở thiết yếu mới cho mình;
Có hành vi từ chối chuyển giao quyền sử dụng cơ sở này cho đối thủ cạnh tranh; và
Điều 2 Đạo luật Sherman quy định “người nào độc quyền hoặc nỗ lực độc quyền, kết hợp hoặc thỏa thuận với người khác để độc quyền trong hoạt động kinh doanh hoặc thương mại giữa các tiểu bang hoặc với các quốc gia nước ngoài sẽ bị xem là vi phạm nghiêm trọng”
Robert Pitofsky (2010), The Essential Facilities Doctrine Under United States Antitrust Law, Georgetown University Law Center, Antitrust L.J. 443-462 page 3
Nguyên tắc hợp lý là học thuyết tư pháp cho rằng một hành vi thương mại vi phạm luật Sherman chỉ khi hành vi thương mại đó là một “rào cản thương mại bất hợp lý”, dựa trên các yếu tố kinh tế cụ thể trong vụ việc
được xem xét
MCI Communications Corp. v. Am. Tel. & Tel. Co., 462 F. Supp. 1072 (N.D. Ill. 1978)
Xem thêm tại https://law.justia.com/cases/federal/district-courts/FSupp/462/1072/2142935/ truy cập ngày 18/7/2019
Tính khả thi của việc chuyển giao cơ sở thiết yếu177
Theo đó, Công ty Truyền thông MCI, một nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc chuyên dùng cho các doanh nghiệp và các văn phòng của cơ quan Chính phủ ở các thành phố khác nhau. Năm 1973, MCI đã tiến hành xin phép xây dựng hệ thống truyền dẫn sóng giữa thành phố Chicago và St. Louis. Hệ thống này, nếu được xây dựng thì công ty MCI sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với AT & T Long Lines một công ty đang kiểm soát 90% thị phần trong hoạt động truyền thông dữ liệu của Chính phủ và các công ty tư nhân. Sau đó công ty MCI đã được cấp phép và đã tiến hành xây dựng hệ thống truyền dẫn sóng đường dài giữa Chicago và St.Louis.
Sau khi hoàn thành, để triển khai hoạt động, họ đã có đề nghị công ty AT&T thực hiện kết nối hệ thống đường dài của MCI vào hệ thống mạng nội thành của công ty AT& T nhưng phía AT&T đã từ chối. Bên cạnh đó, công ty AT & T còn bị cáo buộc tham gia vào nhiều hoạt động hạn chế khác nhằm duy trì quyền lực độc quyền của mình trên thị trường truyền thông dữ liệu và kinh doanh. Cụ thể, các Chi nhánh địa phương của AT & T đã từ chối kết nối MCI với các dịch vụ khác nhau, như sự sắp xếp chuyển mạch điều khiển chung (Common Control Switching Arrangement) hoặc đường truyền kết nối riêng. Vậy nên, MCI đã không có khả năng cung ứng dịch vụ của mình đến các khu vực ngoại ô vì không có đường truyền kết nối.178
Rõ ràng, trong trường hợp này, công ty MCI không thể lắp đặt các mạng lưới kết nối