4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.2.3 Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (A misuse doctrine)
Được thừa nhận và phát triển thông qua các phán quyết của Tòa án Hoa Kỳ, Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến như một cách thức bảo vệ các bên bị cáo buộc có hành vi vi phạm độc quyền sáng chế khi họ chứng minh được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã cố gắng mở rộng tính độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ của mình vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật gây hạn chế cạnh tranh25. Dưới góc nhìn của Tòa
23Xem thêm: Bùi Thị Hằng Nga, Từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Pháp luật cạnh
tranh, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp số tháng 9/2017
án thì Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được xem như một công cụ chống lại các hành vi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hạn chế cạnh tranh.
Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được đề cập vào năm 1917 trong vụ việc Motion Picture Patents Co. v. Universal Film Mfg. Co. khi Tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Motion Picture Patents với lập luận: không thể sử dụng sáng chế trên công nghệ máy chiếu để kiểm soát việc mua bán phim. Ràng buộc này nằm ngoài phạm vi của bằng sáng chế”, nhưng phải đến năm 1942 thông qua phán quyết của vụ việc Morton Salt Co. v. G.S. Suppiger Co. thì Tòa án tối cao mới chính thức đưa ra tuyên bố liên quan đến các khía cạnh cụ thể liên quan đến học thuyết này26.
Theo đó, dựa trên nguyên tắc công bằng, Tòa án đã lập luận rằng “yêu cầu của nguyên đơn bị từ chối bởi họ đã thực hiện quyền (dù quyền đó được pháp luật bảo vệ thông qua việc cấp bằng sáng chế) trái với lợi ích công cộng”. Đồng thời Tòa án cũng tuyên bố rằng “ việc sử dụng bằng sáng chế nhằm mục đích loại bỏ sự cạnh tranh đối với các sản phẩm không liên quan đến bằng sáng chế có thể bị tước quyền đối với sáng chế đã được bảo hộ27”.
Sau phán quyết đó, Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận, nó được sử dụng để chống lại các cáo buộc vi phạm độc quyền sáng chế hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác. Theo đó, khi một chủ thể bị khởi kiện (bị đơn) có hành vi vi phạm độc quyền đối với bằng sáng chế từ chủ sở hữu sáng chế đó (nguyên đơn) và không muốn phải gánh chịu các chế tài (chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn) thì bị đơn có thể chứng minh rằng nguyên đơn đã có hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ28. Điều đó chỉ được thừa nhận nếu bị đơn chứng minh được rằng nguyên đơn đã
(1) thực hiện quyền sở hữu trí tuệ vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật sở hữu trí tuệ
(2) tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh29.