4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.4 Ràng buộc bán kèm (chuyển giao cả gói) trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí
trí tuệ, đây là quyền rất lớn và quan trọng mà pháp luật buộc phải ghi nhận, nhưng điều đó không có nghĩa quyền sở hữu trí tuệ không chịu sự tác động của pháp luật cạnh tranh. Tức là sự tồn tại quyền độc quyền theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ không vi phạm pháp luật cạnh tranh, nhưng việc khai thác và sử dụng quyền đó có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh. Do đó, mặc dù việc độc quyền khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua phạm vi, thời hạn bảo hộ cùng những ngoại lệ. Nhưng các quy định của pháp luật cạnh tranh được sử dụng bổ sung nhằm đảm bảo quyền độc quyền mà pháp luật về sở hữu trí tuệ trao cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không bị lạm dụng bởi các hành vi hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, khi chủ thể sở hữu trí tuệ thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh thì cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối và sử dụng bắt buộc chuyển giao đối với quyền sở hữu trí tuệ như là biện pháp nhằm chống lại hành vi hạn chế cạnh tranh đó, nhằm bảo vệ cạnh tranh tự do, phúc lợi cho xã hội và lợi ích cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh, Tòa án, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng các tình tiết của vụ việc trong mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường nhưng cũng không xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ thể cũng như không ngăn cản động lực đầu tư, sáng tạo của họ nhằm cân bằng lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ tổng hòa.
3.4 Ràng buộc bán kèm (chuyển giao cả gói) trong hợp đồng chuyển giaoquyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ
Một trong những quyền quan trọng nhất của chủ thể quyền hữu trí tuệ194 là quyền khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc cấp phép (chuyển giao, li xăng) cho các chủ thể khác đối tượng sở hữu trí tuệ là thành quả của hoạt động đầu tư, sáng tạo của mình nhằm thu lợi để bù đắp cho các khoản đầu tư, nghiên cứu. Xét từ bản chất của quyền sở hữu trí tuệ, khi nhận chuyển giao bên nhận chuyển giao phải đáp ứng và tuân thủ theo các yêu cầu của bên chuyển giao. Hay nói cách khác, dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ thì pháp luật cho phép tồn tại các yêu cầu ràng buộc trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ (hợp đồng chuyển giao công nghệ)195. Chính điều đó cũng đã làm phát sinh những quan ngại liên quan đến hạn chế cạnh tranh đối với các điều khoản được ghi
“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ’’. (Khoản 6 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
“Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;” (Khoản 1 Điều 143 Luật sở hữu trí tuệ)
nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các thỏa thuận không liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ.
Do đó, dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh một số thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể bị ngăn cấm bởi một trong các nguyên tắc sau:
Pháp luật cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền; Pháp luật ngăn cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Pháp luật ngăn cấm các thỏa thuận bán kèm hoặc bán hàng có điều kiện196. Trong khi, việc nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu có được lợi thế cạnh tranh,
thậm chí là vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ. Vậy nên, chủ sở hữu có khuynh hướng sử dụng vị trí độc quyền đó như một đòn bẩy để mở rộng lợi thế cạnh tranh của mình sang thị trường sản phẩm thứ hai thông qua hành vi bán kèm.197