Yêu cầu chuyển giao ngược trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 130 - 131)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.5 Yêu cầu chuyển giao ngược trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

đã được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua phạm vi, thời hạn bảo hộ cùng những ngoại lệ đối với đối tượng sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, điều đó không mặc nhiên tạo nên vị thế độc quyền cho chủ sở hữu cũng như chấp nhận mọi hành vi của chủ thể nhằm loại bỏ sự lạm dụng của họ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh và quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, Pháp luật cạnh tranh được sử dụng bổ sung nhằm đảm bảo quyền độc quyền mà pháp luật về sở hữu trí tuệ trao cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không bị lạm dụng bởi các hành vi hạn chế cạnh tranh, góp phần tạo nên hiệu quả điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia.

3.5 Yêu cầu chuyển giao ngược trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữutrí tuệ trí tuệ

Khác với các loại tài sản khác, tài sản sở hữu trí tuệ là tài sản độc quyền có giới hạn bởi hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Với mục đích kéo dài độc quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ khi thời hạn bảo hộ đã hết, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có khuynh hướng nắm giữa tất cả các cải tiến liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo tính mới và độc quyền khai thác quyền sở hữu trí tuệ của mình thông qua các yêu cầu chuyển giao ngược trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ với vai trò công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân cũng như khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ). Cho nên, việc có ghi nhận điều khoản về chuyển giao ngược hay không trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các bên trong hợp đồng trừ khi việc ghi nhận điều khoản về chuyển giao ngược như là một nghĩa vụ mặc nhiên của bên nhận chuyển giao (chuyển giao miễn phí).214 Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, hành vi yêu cầu chuyển giao ngược sẽ triệt tiêu động lực nghiên cứu, đổi mới đối với các phát minh, sáng chế bởi lẽ bên nhận chuyển giao sẽ không nhận được bất kỳ một lợi ích nào từ sự cải tiến của mình đối với các phát minh, sáng chế mà mình đã nhận chuyển giao.215 Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, đó cũng chính là lý do không nên loại bỏ điều khoản chuyển giao ngược ra khỏi sự xem xét của pháp luật cạnh tranh mặc dù về nguyên tắc, Luật cạnh tranh sẽ không điều chỉnh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trừ trường hợp nó vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Xem thêm Khoản 2 Điều 144 Luật SHTT

U.S Department Of Justice And The Federal Trade Commission (2007), Antitrust enforcement and intellectual property rights: Promoting innovation and competition, page 93

Do vậy, theo quy định của pháp luật cạnh tranh thì điều khoản chuyển giao ngược cho dù không phải là miễn phí thì vẫn có thể bị xem là vi phạm pháp luật trong một số trường hợp khi thỏa mãn các tiêu chí, điều kiện nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w