Pháp luật của các quốc gia đang phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 147 - 153)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

4.1.2 Pháp luật của các quốc gia đang phát triển

Nếu như trong hệ thống pháp luật các quốc gia phát triển, sự khác biệt của các quy định pháp luật chủ yếu được tìm thấy trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ. Còn đối với pháp luật cạnh tranh dường như khá tương đồng với nhau khi đều hướng đến điều chỉnh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Còn trong hệ thống pháp luật các nước đang phát triển, việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật quốc gia thường là một vấn đề khó khăn. Một số quốc gia khi ban hành luật sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo hộ tối thiểu theo quy định của Hiệp định TRIPs đã không lường hết nguy cơ khi tăng cao của việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu. Đặc biệt đối với các quốc gia tại Châu Á, sự khác biệt đó nó thể hiện trong cả pháp luật về sở hữu trí tuệ lẫn pháp luật về cạnh tranh247. Cụ thể, trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia luật cạnh tranh bao gồm các quy định liên quan đến thương mại tự do và công bằng cũng như các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như luật cạnh tranh của Thái Lan hay Indonexia.

Hầu hết các quốc gia Châu Á ban hành luật cạnh tranh dưới áp lực của các cam kết hội nhập, đối với từng thành viên của hiệp hội các quốc gia Châu Á (Asean) thì việc ban hành luật cạnh tranh là điều kiên quan trọng mang tính quyết định xây dựng nên cộng đồng kinh tế Asean (AEC) hoặc Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hay nói cách khác, pháp luật cạnh tranh tại một số quốc gia Châu Á không được xây dựng và ban hành dựa trên chính sách cạnh tranh và điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, đến mãi năm 2015 thì các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean mới hoàn tất việc công bố luật cạnh tranh cho riêng đất nước mình.248

Bên cạnh đó, đặc trưng của nền kinh tế cũng như văn hóa doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh của các quốc gia Châu Á. Cụ thể các quốc gia Châu Á với sức mạnh kinh tế quốc gia thường tập trung vào một số tập đoàn gia đình lớn. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp và mô hình kinh doanh của các nước này thường theo xu hướng “cha truyền con nối”. Từ đó hình thành nên sức mạnh độc quyền của một số doanh nghiệp gia đình, do vậy ở một khía cạnh nào đó, pháp luật của Châu Á vẫn thừa nhận sức mạnh độc quyền của các doanh nghiệp và việc lạm dụng sức mạnh độc quyền đó đôi khi là điều hiển nhiên.

Cụ thể, hiện nay điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh pháp luật của các quốc gia đang phát triển chủ yếu chia thành

Intellectual property, Competition law and economics in Asia page 11 Intellectual property, Competition law and economics in Asia page 15

hai mô hình phổ biến: nhóm các quốc gia có quy định cụ thể về hướng dẫn pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và nhóm các quốc gia không có các quy định cụ thể.

Nhóm các quốc gia có quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Là các quốc gia có các quy định hướng dẫn cụ thể áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dựa trên các đặc thù của quyền ở hữu trí tuệ mà điển hình là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore.

Hàn Quốc và Đài Loan được xem là các quốc gia tiên phong trong số các nền kinh tế đang phát triển đặt hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Theo đó, Uỷ ban Thương mại bình đẳng của Hàn Quốc và Đài Loan đã ban hành Hướng dẫn áp dụng pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nhằm đặt ra các nguyên tắc đánh giá tính bất hợp pháp đối với các hành vi cụ thể của chủ sở hữu trong mối tương quan của pháp luật cạnh tranh. Uỷ ban Thương mại bình đẳng của Đài Loan khẳng định rằng, cơ sở để áp dụng pháp luật cạnh tranh (Đạo luật Thương mại công bằng) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Đài Loan là các quy định điều chỉnh vấn đề này tại

Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản249.

Một quốc gia khác được đánh giá là có các quy định áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ khá hiệu quả dù các quy định hướng dẫn này được thiết lập muộn hơn các quốc gia khác đó chính là Trung Quốc.250

Năm 2007, Trung Quốc mới ban hành Luật Chống độc quyền, đây được xem là luật cạnh tranh đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc. Cùng với các quy định trong các trường hợp cạnh tranh và độc quyền khác, Luật Chống độc quyền đã quy định các nguyên tắc pháp luật để hướng dẫn thi hành việc chống độc quyền liên quan tới sở hữu trí tuệ. Điều 55 quy định rằng một mặt luật không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ của họ theo quy định của các luật liên quan và các quy định hành chính khác, mặt khác luật cấm các doanh nghiệp loại trừ hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường bằng cách lạm quyền các quyền sở hữu trí tuệ mà họ nắm giữ.

Năm 2014, Cục quản lí Công nghiệp và Thương mại (SAIC) đã ban hành Quy tắc về cấm lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (Quy định SAIC) nhằm mục đích loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2015251. Trong hướng dẫn của mình, SAIC cũng đã thừa nhận rằng giữa chống độc quyền và bảo vệ sở hữu trí tuệ có những mâu thuẫn vì mục tiêu trái ngược nhau, tuy nhiên những mâu thuẫn này cần được dung hòa, giải quyết vì cả luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ đều có cùng mục đích: khuyến khích cạnh tranh và đổi mới; nâng cao hiệu quả kinh tế; bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích công cộng.

Nguyễn Thanh Tú (2010), Pháp luật cạnh tranh, chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPs - Kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia tr329

Hệ thống luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc bao gồm: Luật Sáng chế (1992), Luật Bản quyền (2001), Luật Hợp đồng (1999) và hệ thống các Quy định thi hành được ban hành chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể.

Wang Xianlin, Recent Developments in China’s Antimonopoly Regulations on Abuse of Intellectual Property Rights, The Antitrust Bulletin 2017, Vol. 62(4) 806-814, page 812

Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Dự thảo lần đầu của Bản hướng dẫn Chống độc quyền về Lạm dụng Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được đưa ra lấy ý kiến kiến đóng góp vào ngày 13/12/2015, sau đó, Trung Quốc công bố bản thảo lần 2 vào năm 2017 sau khi đã kết hợp kinh nghiệm và ý kiến của ba cơ quan thi hành của Luật Chống độc quyền và Văn phòng Sở hữu trí tuệ Nhà nước (SIPO) nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong khối các nước Đông Nam Á, Singapore được xem là quốc gia đầu tiên có các hướng dẫn cụ thể nhằm áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vì từng là thuộc địa của Anh nên hệ thống pháp luật của Singapore chịu ảnh hưởng nhiều và theo mô hình của hệ thống pháp luật Anh. Ba văn bản luật đầu tiên về sở hữu trí tuệ của Singapore về quyền tác giả, sáng chế và nhãn hiệu gần như giống với các văn bản luật của Anh. Tương tự như thế, luật cạnh tranh của Singapore về căn bản cũng dựa vào pháp luật của Anh.

Singapore, giống với cách tiếp cận của Châu Âu, Uỷ ban cạnh tranh Singapore (Competition Commission of Singapore - CCS) đã ban hành “Hướng dẫn về đối xử quyền sở hữu trí tuệ” năm 2007. Đây dường như là một bản sao của Quy chế chuyển giao công nghệ của EU, trong đó đã đưa ra các yếu tố mà CCS có thể xem xét khi đánh giá một hành

liên quan đến sử dụng quyền sở hữu trí tuệ có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không.

Nhóm các quốc gia không có quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Bao gồm các quốc gia mà điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định nhằm xây dựng và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công bằng được điều chỉnh bởi các văn bản khác nhau. Do đó, ở các quốc gia này sự kết nối giữa các văn bản còn hạn chế khiến cho hoạt động điều chỉnh của pháp luật đối với các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chưa đạt được hiệu quả trên thực tế.

Đầu tiên phải kể đến Indonesia, được xem là một trong những quốc gia ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền sớm nhất trong khu vực. Luật sở hữu trí tuệ ở Indonesia cấp cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ để khai thác tài sản trí tuệ của họ hoặc cấp phép cho các bên khác khai thác chúng. Các điều khoản cấp phép của luật sở hữu trí tuệ không điều chỉnh cụ thể các trường hợp khi việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có thể mâu thuẫn với luật và quy định chống độc quyền. Luật sở hữu ở Indonesia chỉ quy định chung rằng các thỏa thuận li-xăng không nên bao gồm các điều khoản trực tiếp hoặc gián tiếp gây bất lợi cho nền kinh tế Indonesia, cản trở khả năng của người dân Indonesia trong việc làm chủ và phát triển công nghệ nói chung hoặc mâu thuẫn với pháp luật, xâm phạm trật tự công cộng.

Luật Chống độc quyền của Indonesia lần đầu tiên được ban hành năm 1999 có cùng phạm vi với luật cạnh tranh của các hệ thống tư pháp khác. Nó bao gồm các quy định cấm đối với các hành vi tập trung kinh tế, thỏa thuận hạn chế theo chiều ngang cũng như các

hạn chế về chiều dọc của thương mại và hành vi đơn phương của chủ thể như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.252

Trong mối quan hệ với quyền sở hữu trí tuệ, Điều 50(b) Luật Chống độc quyền cho phép xem xét, miễn trừ các thỏa thuận

Liên quan đến sở hữu trí tuệ (ví dụ: cấp phép sở hữu trí tuệ), bí mật thương mại và nhượng quyền thương mại;

Các thỏa thuận để thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm, miễn là các thỏa thuận này không hạn chế hoặc cản trở cạnh tranh;

Tuy nhiên, trong Hướng dẫn của KPPU (Ủy ban giám sát Cạnh tranh kinh doanh) đã đưa ra khẳng định rằng sự miễn trừ này không tuyệt đối và việc cấp phép sở hữu trí vẫn phải tuân theo giám sát theo Luật chống độc quyền. KPPU đánh giá các thỏa thuận cấp phép theo nguyên tắc lập luận hợp lý và sẽ chỉ miễn trừ việc cấp phép khi xác định rõ là không gây ra các hành vi độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, khi các bên bị cáo buộc vi phạm Luật Chống độc quyền cố gắng viện dẫn Điều 50(b) thì thông

thường KPPU sẽ không chấp nhận việc miễn trừ theo quy định của điều này253.

Năm 2017 Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật Chống độc quyền đã loại bỏ các quy định miễn trừ cấp phép sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại theo Điều 50 (b)254. Điều đó có nghĩa là hiện nay trong hệ thống pháp luật của Indonesia, các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến việc cấp phép sở hữu trí tuệ sẽ phải tuân thủ các quy định của Luật chống độc quyền. Do đó, hiện nay Ủy ban giám sát Cạnh tranh kinh doanh đang nghiên cứu để sớm ban hành một danh sách các hành vi bị cấm đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng trong mối quan hệ với pháp luật cạnh

tranh.255

Tương tự như Indonesia, mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh Thái Lan khá phức tạp. Theo đó, ngày 7 tháng 7 năm 2017, Thái Lan đã ban hành Đạo luật Cạnh tranh Thương mại (TCA) có hiệu lực vào ngày 05 tháng 10 năm 2017 nhằm thay thế Đạo luật Cạnh tranh Thương mại 1999.

Sau những điều chỉnh thì TCA 2017 tập trung vào bốn hoạt động chính được coi là bất hợp pháp bao gồm:

Lạm dụng sự thống trị của thị trường; Sáp nhập và một số hình thức mua lại;

KPPU là cơ quan thực thi chính của Luật Chống độc quyền, là một cơ quan tự trị, độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp, mặc dù các thành viên của nó do tổng thống bổ nhiệm. KPPU được ủy quyền kiểm tra các cáo buộc vi phạm Luật Chống độc quyền, ban hành hướng dẫn thi hành luật và áp dụng các chế tài xử lý hành chính, chịu sự kiểm soát của Toà án. Tambunan, T (2016), Competition law and SMEs in Indonesia. In M. Schaper& C.Lee (Eds), Competition law, Regualation and

SMEs in the Asia-Pacific: Understanding the Small Buiness Perspective (pp. 276-291). ISEAS-Yusof Ishak Institute

Xem tại http://eng.kppu.go.id/the-parliament-finished-drafting-its-new-competition-law/ truy cập ngày 06/11/2017

Thông đồng và các hành vi tập thể khác làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

Các hoạt động được TCC coi là những hành vi thương mại không lành mạnh.

TCA 2017 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tại Thái Lan, bao gồm các nhà sản xuất, người bán, người nhập khẩu, và người mua. Tuy nhiên, cũng như TCA đầu tiên, luật mới vẫn không rõ ràng về mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù vậy, phần 5 của đạo luật có quy định rằng việc xác định sự thống trị của thị trường phải tính đến “các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện cạnh tranh”, bao gồm cả “tiếp cận các yếu tố cần thiết cho sản xuất”. Đồng thời giải thích rằng “yếu tố sản xuất” sẽ bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, “quyền tiếp cận” bị hạn chế bởi quyền độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ. Bằng quy định này, đạo luật đã thừa nhận rằng sức mạnh của quyền sở hữu trí tuệ sẽ là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều kiện cạnh tranh trong các thị trường liên quan và do đó trong một số trường hợp mang lại sự thống trị của thị trường đối với nhà điều hành doanh nghiệp và đưa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ vào phạm vi điều chỉnh của đạo luật. Tuy vậy, liên quan đến các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hạn chế cạnh tranh vẫn chưa được liệt kê trong hệ thống pháp luật của Thái Lan. Điều này đã khiến cho Thái Lan cũng như các quốc gia khác trong khu vực phải đối mặt với các hành vi lạm dụng của các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ từ bên ngoài khi thực hiện chuyển giao công nghệ vào Thái Lan. Do đó, hiện nay Ủy ban cạnh tranh thương mại đang nghiên cứu nhằm ban hành danh sách các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong nước cũng như năng cao hiệu quả thực thi của pháp luật.

Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực, tại Malaysia, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bao gồm: Luật Nhãn hiệu, Đạo luật Sáng chế, Đạo luật Bản quyền. Trong khi đó, hoạt động Cạnh tranh ở Malaysia chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh năm 2010 cấm hai loại hành vi:

Một thỏa thuận chống cạnh tranh, bất kể thỏa thuận ngang hoặc dọc giữa các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp có ảnh hưởng loại trừ, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh trong bất kỳ thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ nào;

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 147 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w