Đối tượng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh trong mối quan hệ vớ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 67 - 68)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.4.1 Đối tượng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh trong mối quan hệ vớ

hệ với quyền sở hữu trí tuệ

Tại Hoa Kỳ, quốc gia theo hệ thống án lệ, nên hoạt động điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với thực thi quyền sở hữu trí tuệ chịu sự tác động rất nhiều của các bản án của tòa án các cấp đối với các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, Hướng dẫn chỉ xây dựng các tiêu chí, nguyên tắc xác định tính bất hợp pháp của việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ). Đồng thời, đã chỉ ra các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có thể tồn tại trong quá trình chuyển giao như từ chối chuyển giao, ấn định giá bán lại, ràng buộc bán kèm, yêu cầu chuyển giao ngược… cũng như xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá tính bất hợp pháp của từng hành vi lạm dụng được các bên ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao.

Khác với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật của Liên minh Châu Âu xác định rõ, việc áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động chuyển giao công nghệ chỉ áp dụng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thực hiện bởi “hai bên cam kết”.

Điều 1(1)(c)TBBER. Các thỏa thuận có nhiều hơn 2 bên tham gia ký kết sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế. Đồng thời, thỏa thuận của các bên cũng sẽ được xem là thuộc phạm vi của TTBER ngay cả trường hợp mục đích của thỏa thuận đó không phải vì mục đích thương mại, ví dụ như TTBER áp dụng cho các thỏa thuận cấp phép không chỉ liên quan đến giai đoạn sản xuất mà ngay cả các thỏa thuận liên quan đến phân phối sản phẩm cũng như những điều kiện ràng buộc trong hợp đồng cấp phép.

Theo Điều 1 Khoản 1 (b) và (f) TTBER, “công nghệ” nghĩa là sáng chế, ứng dụng sáng chế, mẫu hữu ích, ứng dụng mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí các sản phẩm bán dẫn, các giấy chứng nhận bảo hộ bổ sung đối với sản phẩm y học hoặc các sản phẩm khác có thể là đối tượng của giấy chứng nhận bảo hộ bổ sung, giấy chứng nhận giống cây trồng, bí quyết (know – how), bản quyền phần mềm. Như vậy, khái niệm “công nghệ” theo TTBER khá rộng và bao hàm các đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu hàng hóa.

0 Paul Nihoul, The Limitation of Intellectual Property in the Name of Competition,Fordham International Law Journal, Vol. 32, Nos. 2&3, p. 489, 2009 page 2

Tại Nhật Bản thì yêu cầu điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh chỉ đặt ra đối với các hành vi kinh doanh không lành mạnh liên quan đến các thỏa thuận cấp phép sử dụng sáng chế và bí quyết kinh doanh thông qua ba nhóm:

0 Các hạn chế được xem xét, về nguyên tắc, không thuộc các tập quán thương mại không công bằng;

1 Các hạn chế có thể thuộc các hoạt động thương mại không công bằng; và 0 Các hạn chế rất có khả năng rơi vào các hoạt động thương mại không công bằng100.

Tại Trung quốc, Bảng hướng dẫn hướng đến điều chỉnh các hành vi/thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến pháp của pháp luật cạnh tranh/chống độc cũng như đặt ra các quy tắc xử lý đối với các thỏa thuận này. Theo vào đó, bảng hướng dẫn cũng khẳng định rõ ràng các vấn đề được coi là quan trọng cần xem xét khi đánh giá tính bất hợp pháp của các thỏa thuận/hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như: (1) mối quan hệ giữa chống độc quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (2) khái niệm và hiểu biết về việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ để loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh;

0 mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và vị trí thống lĩnh thị trường; và (4) thị trường liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, một số cơ chế quan trọng đã được thiết lập trong các điều khoản, bao gồm: các trường hợp miễn trừ; từ chối cấp phép; thỏa thuận cùng chuyển giao bằng sáng chế (patent pool); và thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến bằng sáng chế.

Tại Singapore, dưới góc độ xác định đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành Hướng dẫn về đối xử quyền sở hữu trí tuệ nhằm hướng dẫn cụ thể cho mục 34 Luật Cạnh tranh. Theo đó, Mục 34 cấm các thỏa thuận nhằm mục đích ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh trong lãnh thổ Singapore. Tuy nhiên, một thỏa thuận dù được thực hiện ngoài Singapore, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề, hành động phát sinh liên quan đến thỏa thuận đó nhằm mục đích hoặc ảnh hưởng đến việc ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh ở Singapore cũng sẽ bị cấm.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w