Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 42 - 47)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.1.3 Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều cách thức để các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau nhằm dành lấy các lợi thế cạnh tranh cho mình. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp phải khai thác tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hướng tới phát triển ổn định và bền vững, tạo nên thương hiệu khác biệt… Để tạo dựng được điều này, vai trò ứng dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng. Để tăng năng lực cạnh tranh phải tăng được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào công nghệ và dây chuyền thiết bị đang sử dụng nghĩa là yếu tố khoa học kỹ thuật.

0 Một trong những yếu tố để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp là: “… Quyền sở hữu, quyền sử

dụng đối tượng quyền sở hữu trí “ Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018

1 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

2 Nguyên văn “This is because most forms or real property are seen as private goods while intellectual

property is generally thought to a public good

Pierre Régibeau and Katharine Rockett University of Essex and CEPR Revised, June 2004, The Relationship Between Intellectual Property Law and Competition Law: An Economic Approach page 7

Cùng với cuộc cách mạng 4.0 và thời đại của trí tuệ thông minh, khoa học công nghệ nói chung và các phát minh sáng chế nói riêng trở thành nhân tố quan trọng, tích cực thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, góp phần năng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế quốc gia.

Tuy vậy, xuất phát từ bản chất đặc trưng cũng như lợi thế mà quyền sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu cho nên trong quá trình thực hiện quyền năng được pháp luật thừa nhận, chủ sở hữu có khuynh hướng lạm dụng cũng như kéo dài độc quyền sở hữu trí tuệ nhằm gia tăng lợi ích cho mình. Do đó, trong mối tương quan với cấu trúc thị trường, tính cạnh tranh của nền kinh tế thì hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngoài tác động tích cực còn có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh.

Bởi lẽ, xét về bản chất, tài sản trí tuệ cũng như những tài sản hữu hình khác, sự tồn tại của chúng vốn dĩ không phải là gốc rễ của tình trạng độc quyền nếu chỉ vì chủ sở hữu chúng có quyền ngăn cản những người khác khai thác, sử dụng tài sản của mình61. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Sở dĩ có hệ quả này là bởi vì như đã trình bày, bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là đảm bảo độc quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Vì thế, dù không phải là mục đích của luật sở hữu trí tuệ nhưng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở những khía cạnh nhất định có khả năng ảnh hưởng đến sự tự do cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí tuệ có thể xuất phát từ chính (1) các quy định của pháp luật liên quan đến việc thừa nhận và bảo vệ sự độc quyền của nó (2) hoặc có thể gây ra bởi hành vi lạm dụng của chủ sở hữu.

5888 Từ các quy định của pháp luật

Dưới góc độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh dựa trên chính các quy định của pháp luật có thể được thể hiện trong những trường hợp sau:

0 Quy định về cơ chế hết quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ

Cơ chế hết quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ được cả luật quốc gia lẫn luật quốc tế ghi nhận vì đó là phương tiện cần thiết nhằm cân bằng quyền lợi giữa chủ sở hữu tài sản trí tuệ và người tiêu dùng, cộng đồng nói chung. Cơ chế hết quyền đối với tài sản trí tuệ quy định rằng một khi một sản phẩm gắn với tài sản trí tuệ đã được đưa vào lưu thông bởi chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép thì chủ sở hữu sẽ mất quyền kiểm soát và khai thác thương mại đối với sản phẩm mang tài sản trí tuệ đó. Cơ chế hết quyền có ba dạng phổ biến hiện nay được áp dụng trên thế giới:

0 Cơ chế hết quyền quốc gia: chủ sở hữu sẽ mất quyền kiểm soát và khai thác thương mại đối với sản phẩm gắn với tài sản trí tuệ đã được chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép đưa ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, chủ sở hữu sẽ không mất

0 Nguyễn Như Quỳnh, Bàn về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/news-article/ban-v-c-nh-tranh-lien-quan-d-n-quy-n-s-h-u-tri-tu-trong-th-ng-m-i- qu-c-t, truy cập ngày 31/8/2017.

quyền đối với các sản phẩm mang tài sản trí tuệ đã được đưa ra thị trường nước ngoài. Vậy nên, nếu một quốc gia áp dụng cơ chế này thì hoạt động nhập khẩu song song62 không được chấp nhận.

0 Cơ chế hết quyền khu vực: cơ chế này tương tự như cơ chế hết quyền quốc gia, tuy nhiên phạm vi địa lý mà chủ sở hữu bị mất quyền kiểm soát và khai thác thương mại đối với sản phẩm mang tài sản trí tuệ là trong một khu vực bao gồm một số quốc gia nhất định (ví dụ như thị trường của Liên minh Châu Âu). Nhập khẩu song song trong khu vực này cũng không được chấp nhận.

1 Cơ chế hết quyền quốc tế: cơ chế này ghi nhận rằng chủ sở hữu quyền sẽ mất đi quyền kiểm soát và khai thác thương mại đối với sản phẩm mang tài sản trí tuệ đã được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài. Trong trường hợp này, nhập khẩu song song là hoàn toàn được phép.

Như vậy, mặc dù thuyết hết quyền đối với tài sản trí tuệ có xuất phát điểm nhằm hạn chế sự độc quyền thái quá của chủ sở hữu, gián tiếp bảo vệ quyền tự do cạnh tranh, nhưng vấn đề tác động đến môi trường cạnh tranh vẫn xuất hiện khi một quốc gia không áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế mà thay vào đó là cơ chế hết quyền quốc gia hoặc hết quyền khu vực. Ví dụ, đối với nhãn hiệu, việc áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia/khu vực sẽ dẫn đến việc nghiêm cấm hành vi nhập khẩu song song, từ đó dẫn đến việc hạn chế cạnh tranh trong cùng một nhãn hiệu (intra-competition). Thường thì thương mại song song nói chung và nhập khẩu song song nói riêng diễn ra khi sản phẩm cùng loại và cùng nhãn hiệu

1 thị trường nước ngoài có giá rẻ hơn so với sản phẩm của thị trường nội địa, do đó, việc nhập khẩu sản phẩm đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá. Việc ngăn cấm nhập khẩu song song trong trường hợp này vô hình chung làm giảm tính cạnh tranh của những sản phẩm cùng nhãn hiệu. Ngoài ra, có thể thấy chính sách cấm thương mại song song sẽ dẫn đến độc quyền trong một lãnh thổ, tăng quyền kiểm soát thương mại hàng hóa của chủ thể có quyền trên cơ sở chia cắt về địa lý của thị trường. Nói cách khác, “thương mại song song giúp ngăn chặn sự lạm dụng trong phân biệt giá và hành vi thông đồng dựa trên kiểm soát lãnh thổ”63.

0 Cơ chế bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến độc quyền về giá

Độc quyền về giá dễ đạt được một khi có chủ thể nắm độc quyền đối với một sản phẩm nhất định, đặc biệt là những sáng chế tạo ra những sản phẩm khó có thể thay thế. Trong một số lĩnh vực thiết yếu đối với đời sống xã hội, chẳng hạn như dược phẩm, việc chỉ có một chủ thể mới được khai thác thương mại đối với một sản phẩm nhất định dẫn đến

0

Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài một cách

hợp pháp, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Điều 18 Thông tư 11/2015/TT-

BKHCN hướng dẫn quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP 1

Nguyễn Như Quỳnh, Bàn về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/news-article/ban-v-c-nh-tranh-lien-quan-d-n-quy-n-s-h-u-tri-tu-trong-th-ng-m-i- qu-c-t, truy cập ngày 31/8/2017.

hệ quả họ có thể lạm dụng vị thế độc quyền của mình, triệt tiêu sự cạnh tranh của đối phương, từ đó có thể dễ dàng nâng cao giá thành sản phẩm để tìm kiếm siêu lợi nhuận.

Ngay cả trong lĩnh vực quyền tác giả đối với chương trình máy tính, tình trạng này cũng diễn ra. Điển hình như phương thức cấp phép cho người sử dụng cuối đối với các phần mềm của Microsoft (EULA). Thông qua EULA, Microsoft chỉ cho người sử dụng quyền lựa chọn các “gói” quyền với những giá cả đã được định sẵn bởi Microsoft, người dùng chỉ có quyền lựa chọn giữa những “gói” đó mà không có quyền thương lượng giá cả. Thậm chí, thỏa thuận EULA đã giúp cho Micrisoft tối đa hóa lợi nhuận của mình khi ngày càng hạn chế quyền của người dùng cuối. Chẳng hạn, nếu ở giai đoạn đầu, người sử dụng có nhiều quyền hạn một khi đã được cấp phép nhưng quyền chuyển nhượng lại hoặc tái sử dụng giấy phép thì hiện nay, EULA buộc mỗi một PC cần phải được cấp phép riêng dù người sử dụng chỉ có một.

0 Hạn chế cạnh tranh thông qua việc ngăn cản các nghiên cứu phát triển tiếp

theo

Trên thực tế, Luật sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam có quy định bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho một người khác trong trường hợp người đó cần vận dụng sáng chế đang được bảo hộ (sáng chế cơ bản) để nghiên cứu tạo ra một sáng chế mới (sáng chế phụ thuộc). Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể diễn ra nếu người tạo ra sáng chế phụ thuộc chứng minh được sáng chế của mình “tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn” như yêu cầu của Điều 137 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Vấn đề là, nếu một người chỉ tạo ra được những sáng chế mới mặc dù có cơ chế hoạt động khác với sáng chế cơ bản, có khả năng cạnh tranh tương đương hoặc thậm chí cao hơn (nếu như sáng chế mới có cùng kênh phân phối khai thác thương mại với sáng chế cơ bản), nhưng không mang tính đột phá và giá trị kinh tế lớn thì người đó không thể buộc chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Đây cũng là một yếu tố tăng độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Nhận định này được khẳng định thông qua vụ án thế kỷ giữa Myriad Genetics và Hiệp hội Bệnh học Phân tử Hoa Kỳ (AMP) liên quan đến gien BRCA1 và gien BRCA264, 2 gien quan trọng trong bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng cho thấy việc cấp độc quyền sáng chế trong lĩnh vực nghiên cứu gen nói riêng và y sinh học nói chung có thể dẫn đến hệ lụy giảm tính cạnh tranh nghiêm trọng trong thị trường dược phẩm. Cụ thể, công ty Myriad Genetics được cấp độc quyền cho việc tách và phân lập được chuỗi gien BRCA1 và BRCA2. Từ đó, để ngăn cản cạnh tranh từ các đối thủ, Myriad Genetics đã thực hiện hàng loạt các hoạt động can thiệp tới các nghiên cứu về gien BRCA, ví dụ như năm 1998, Myriad Genetics đã gửi thư cảnh cáo phòng thí nghiệm về gien của trường đại học Pensynvalnia về việc ngừng các thí nghiệm về BRCA. Rõ ràng, việc các hoạt động nghiên cứu về gen BRCA bị đình trệ sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động nghiên cứu khoa học,

làm chậm tiến trình tìm ra được cách phòng chữa bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng tới con người, đồng thời tạo lợi thế độc quyền mạnh mẽ cho Myriad Genetics trong lĩnh vực này, triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng khác. Mặc dù phán quyết cuối cùng của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã tước bỏ bằng độc quyền về sáng chế gen BRCA1 và BRCA2 của Myriad Gentics vì lý do gen là một sản phẩm của tự nhiên và không ai có thể độc quyền về nó chỉ vì nó có thể được tách ra, nhưng trước đó hai lần Tòa án cấp Phúc thẩm đều có phán quyết ngược lại, tạo nên một trong những vụ án gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ65. Điều này chứng tỏ rằng có sự bất định trong việc xác định chính xác các điều kiện cần thiết để được bảo hộ độc quyền sáng chế, và chính sự bất định này có khả năng dẫn đến tình trạng độc quyền to lớn, làm hạn chế cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản có tầm quan trọng thiết yếu đến sức khỏe con người như lĩnh vực dược phẩm hay y sinh học.

Song song với khả năng tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh bằng các quy định pháp luật nhằm thừa nhận và bảo vệ yếu tố độc quyền cho quyền sở hữu trí tuệ thông qua các văn bằng bảo hộ mà không lường hết các nguy cơ loại bỏ cạnh tranh ra khỏi thị trường thì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra bởi ý chí của quan của chính chủ sở hữu thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hạn chế cạnh tranh.

0 Thông qua hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu

Dưới góc độ ý chí chủ chủ thể, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh bởi hành vi lạm dụng của chủ sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có hành vi cố gắng mở rộng việc khai thác vượt quá giới hạn được cho phép bởi pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng không phải lúc nào việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng gây hạn chế cạnh tranh dù nguy cơ đe dọa đến môi trường cạnh tranh là có thật. Bởi lẽ, các tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí tuệ đến môi trường cạnh tranh ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố: chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, cấu trúc thị trường66. Do đó, để đánh giá một hành vi cụ thể của chủ sở hữu trí tuệ có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không thì cần phải có những phân tích đánh giá xem hành vi đó có phải là hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ bị ngăn cấm hay không. Đây không phải là việc làm dễ

0 Thiều Mai Lâm, Cuộc chiến pháp lý giữa Hiệp hội Bệnh học Phân tử và công ty Myriad Genetics – Vụ

kiện chấn động ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ, xemhttp://www.vjsonline.org/science-technology-

pulse/v%E1%BB%A5-ki%E1%BB%87n-ch%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99ng-ng%C3%A0nh- c %C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%E1%BA%A9m-hoa-k%E1%BB%B3- gi %E1%BB%AFa-hi%E1%BB%87p-h%E1%BB%99i-b%E1%BB%87nh-h%E1%BB%8Dc, truy cập ngày 31/8/2017.

1 Mohamed Lahouel (University of Tunis III), Keith E. Maskus (University of Colorado), Competition Policy and Intellectual Property Rights in Developing Countries: Interests in Unilateral Initiatives and a

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w