Hành vi ấn định giá bán lại độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 80 - 82)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1 Hành vi ấn định giá bán lại độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu sẽ bị xem là vi phạm nếu rơi vào một trong 3 nhóm:

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tuy nhiên dựa vào phạm vi nghiên cứu của luận án đã được tác giả xác định thì điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh sẽ được xem xét đối với các hành vi thể hiện ý chí áp đặt của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác đó là kết quả của việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ sở hữu đã cố gắng thực hiện quyền sở hữu trí tuệ vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật, gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh.

Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có thể được thể hiện dưới dạng là hành vi đơn phương của chủ thể như: ấn định giá bán lại, định giá bất hợp lý hoặc từ chối chuyển giao. Nhưng cũng có thể được thể hiện dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng mà ở đó với thế mạnh độc quyền của mình, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã tước bỏ khả năng thỏa thuận của chủ thể còn lại: điều khoản bán kèm, yêu cầu chuyển giao ngược...109.

3.1 Hành vi ấn định giá bán lại độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyềnsở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ

Về nguyên tắc, quyết định mức giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ là quyền của chủ thể trực tiếp bán hàng và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, với lợi thế của mình bên chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có thể loại bỏ quyền này của bên nhận chuyển giao (chủ thể trực tiếp bán hàng, cung ứng dịch vụ) thông qua các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng chuyển giao. Với các đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ, việc ấn định giá bán lại hàng hóa, dịch vụ chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ đôi khi lại là cần thiết, phù hợp nhằm đảm bảo tính thống nhất của tài sản trí tuệ. Ngược lại, nó có thể là hành vi tước bỏ quyền tự do kinh doanh của chủ thể nếu nó là kết quả của sự lạm dụng. Vì vậy cho nên, việc xem xét hành

ấn định giá bán lại của chủ sở hữu trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nhằm khai thác nó trên thị trường cần được xem xét, đánh giá một cách cẩn trọng giữa tác động tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho các bên liên quan trong hợp đồng cũng như cho người tiêu dùng trực tiếp.

3.1.1 Khái niệm về ấn định giá

Theo Ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ thì: ấn định giá là một thỏa thuận (bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi) giữa các đối thủ cạnh tranh tăng, giảm hoặc cố định giá hoặc các điều khoản cạnh tranh khác liên quan đến giá110.

Mohamed Lahouel (University of Tunis III), Keith E. Maskus (University of Colorado), Competition Policy and

Intellectual Property Rights in Developing Countries: Interests in Unilateral Initiatives and a WTO Agreement, September 1999

“Price Fixing,” Federal Trade Commission, 11-Jun-2013. [Online]. Available: https://www.ftc.gov/tips- advice/competition-guidance/guide-antitrust-laws/dealings-competitors/price-fixing. [Accessed: 31-May-2019]

Với các liệt kê cụ thể hơn thì, ấn định giá theo hướng dẫn của Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng của Úc là: khi các đối thủ cạnh tranh đồng ý thống nhất về giá thay vì cạnh tranh với nhau. Liên quan đến việc ấn định giá, Đạo luật Cạnh tranh và Tiêu dùng đề cập đến việc ấn định, kiểm soát hoặc duy trì giá. Một thỏa thuận ấn định giá sẽ được thiết lập khi các đối thủ cạnh tranh thực hiện các thỏa thuận bằng văn bản (dù chính thức hay không) hoặc bằng lời nói đề cập đên:

Mức giá bán hoặc mua hàng hóa hoặc dịch vụ Mức giá tối thiểu

Công thức định giá hoặc chiết khấu hàng hóa và dịch vụ

Các điều khoản về giảm giá, phụ cấp hoặc điều khoản tín dụng cho khách hàng111.

Ấn định giá bán là một thỏa thuận giữa những người tham gia cùng phía trong một thị trường để mua hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa chỉ ở một mức giá cố định hoặc duy trì các điều kiện thị trường sao cho giá được duy trì ở một mức nhất định bằng cách kiểm soát nguồn cung và nhu cầu.

Khi bàn đến khái niệm ấn định giá bán, cần phải phân biệt ấn định giá bán lại và ấn định giá trong thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018112.

Ấn định giá trong thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh được mô tả là sự thống nhất giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan hay là đối thủ cạnh tranh của nhau để xác định một mức giá hoặc một công thức tính giá duy nhất mà các thành viên tham gia sẽ áp dụng khi bán hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, mức giá hoặc công thức tính giá được thống nhất trong thỏa thuận về giá phải là (i) kết quả của sự tự nguyện giữa những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận chính là đối thủ cạnh tranh của nhau (cùng cấp độ kinh doanh trên thị trường liên quan); (ii) tất cả doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có nghĩa vụ áp dụng mức giá đã thỏa thuận khi bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Vì vậy, đây là kết qủa của sự thỏa thuận giữa các chủ thể là đối thủ cạnh tranh nên nó được xem như là thỏa thuận

ấn định giá theo chiều ngang.

Ngược lại, đối với hành vi ấn định giá bán lại, cũng coi nó là một dạng của thỏa thuận về giá dưới góc độ kinh tế học, nhưng lại có những dấu hiệu đặc thù. (1) Trước hết, ấn định giá bán lại là một thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm của họ hay còn gọi là thoả thuận ấn định giá theo chiều dọc (vertical price restriction) Như vậy, các bên tham gia hành vi ấn định giá bao gồm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền và bên nhận chuyển giao, các nhà phân phối hoặccác nhà bán lẻ của họ. Các chủ thể này không cùng thị trường liên quan mà chỉ là các doanh nghiệp ở những cấp độ khác

111A.C. and C. Commission, “- úc,” Australian Competition and Consumer Commission, 09-Jan-2013thông tin được đăng tải tại https://www.accc.gov.au/business/anti-competitive-behaviour/cartels/price-fixing. Truy cập ngày 31/5/2019

Khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh cấm các thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan

nhau của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm; (2) giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất/ chuyển giao đối với người phân phối/ nhận chuyển giao. Nói cách khác, trong biểu hiện của hành vi này khuyết đi yếu tố tự nguyện, tự do ý chí của bên phân phối (bên nhận chuyển giao).

Trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, với tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và sức mạnh độc quyền của chủ sở hữu nên các chủ thể này thường đặt ra các yêu cầu ràng buộc cụ thể như là điều kiện để được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả điều kiện về mức giá bán của các sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác, điều khoản ấn định giá trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w