4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
4.1 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia
Với vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế quốc gia và thế giới thì việc xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế không chỉ giành riêng cho lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà còn cho cả lĩnh vực cạnh tranh là điều cần thiết vì sự phát triển chung của tất cả các quốc gia. Bởi lẽ, xuất phát từ vai trò của mình thì luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ là hai yếu tố bổ sung cho nhau chứ không mang tính chất đối kháng. Điều này cũng được thừa nhận trong hệ thống pháp luật của các quốc gia tiên tiến238. Vì thực tế, khung pháp lý về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng hướng đến thúc đẩy cạnh tranh bằng cách ghi nhận quyền của chủ sở hữu sẽ là động lực thúc đẩy các chủ thể cạnh tranh, đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo. Thêm vào đó, việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ thúc đẩy việc sử dụng các sáng chế, công nghệ hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các công nghệ khác nhau, thiết lập thị trường cho các công nghệ mới hoặc các sản phẩm sử dụng công nghệ cũng như thúc đẩy việc hình thành các chủ thể cạnh tranh mới (các doanh nghiệp) qua đó sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh.
Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó thì điều quan trọng là phải đạt được sự cân bằng hợp lý giữa bảo vệ sở hữu trí tuệ và cạnh tranh, để đảm bảo rằng cả hoạt động lành mạnh của thị trường và sáng tạo, đổi mới công bằng đều được khuyến khích và bảo vệ. Muốn làm được điều này đòi hỏi cả cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ và các cơ quan cạnh tranh cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường cạnh tranh trong khuôn khổ lập pháp và thực thi luật pháp liên quan.
Trong vài năm qua, rất nhiều các quốc gia đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm xác định mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Cụ thể, vào tháng 2 năm 1989, tại Nhật Bản, Ủy ban thương mại ban hành Hướng dẫn về quy định thực hành thương mại không lành mạnh đối với bằng sáng chế và các thỏa thuận cấp phép. Tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1995, Các cơ quan cạnh tranh của các Bang đã ban hành Hướng dẫn chống
237
UNCTAD (2016), Examining the interface between the objectives of competition policy and intellectual property, page 4
Page 83 “On a philosophical level, both countries’ guidelines take for granted that
competition law and IPRs are complementary rather than antagonistic. Almost every advanced economy
độc quyền cho việc cấp phép sở hữu trí tuệ. Tháng 1 năm 1996, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Quy định số 240/96 (sau đây gọi là Quy định chuyển giao công nghệ), thay thế cho hai khối miễn trừ bao gồm cấp phép bằng sáng chế và cấp phép bí quyết. Và vào tháng 5 năm 1996, Chính phủ Canada đồng tài trợ một hội nghị chuyên đề về chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, là bước đầu tiên trong đánh giá chính sách của chủ đề. Ngoài ra, vào tháng 9 năm 1998 tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cũng đã công bố một báo cáo đầy đủ về vấn đề này.239
Năm 2016 Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD đã ban hành văn bản hướng dẫn các quốc gia thành viên xác định mối tương quan giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Theo đó, các quốc gia đều có những cách thức khác nhau nhằm thừa nhận rằng trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đưa ra được các hướng dẫn nhằm giải thích, giải thích và minh họa cho mối tương quan giữa hai vấn đề. Nghĩa là phải đưa ra được các giới hạn giữa quyền thực thi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với pháp luật về cạnh tranh.
Tuy vậy, việc tồn tại một chế định pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng mà có khả năng áp dụng hiệu quả cho tất cả các quốc gia là điều không thể. Do đó, việc nghiên cứu các khía cạnh liên quan từ các nước phát triển đặc biệt là các nước đi tiên phong trong lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản cũng như các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị tương đồng như Trung Quốc, Singapore,Thái Lan, Indonexia, Malaysia là việc làm hết sức cần thiết. Trên cơ sở những kinh nghiệm đó, chúng ta có thể tìm được điểm cân bằng hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh nhằm hoàn thiện môi trường cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế.