4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.3 Nhu cầu điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh
cạnh tranh là một cách thức nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, xây dựng vị thế độc quyền thông qua việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp này lại bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh (luật chống độc quyền).
d. Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp kinh doanh sẽ sử dụng tất các các cách thức thậm chí là thủ đoạn nhằm lôi kéo người tiêu dùng, thúc đẩy họ mua các sản phẩm của mình.
Dưới góc độ kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng chính định hướng cơ bản cho hoạt động sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp, nhưng thực tế nhu cầu đó bị khống chế bởi khả năng đáp ứng và chịu sự kiểm soát từ các doanh nghiệp.
Dưới góc độ pháp luật, các giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là kết quả của những thỏa thuận tự nguyện. Người tiêu dùng được quyền tự do lựa chọn hàng hoá, lựa chọn người cung cấp rồi mới thiết lập giao dịch với họ. Tuy nhiên, khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bị triệt tiêu bằng những thủ đoạn không lành mạnh hoặc bằng sự tập trung tất yếu của thị trường bởi độc quyền, thì quyền lựa chọn của người tiêu dùng- quyền tối cao trên thị trường đã bị xâm phạm. Thậm chí, họ không còn khả năng lựa chọn vì chỉ có một loại sản phẩm do một hoặc một nhóm doanh nghiệp cung cấp. Lúc này, quyền được đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng kéo theo nhu cầu chung của xã hội bị hạn chế, bị xâm phạm nghiêm trọng để chuyển những lợi ích xã hội thành siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp độc quyền. Do đó, với mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật cạnh tranh cần phải ngăn chặn được các hành vi này cũng như loại bỏ sự độc quyền bất hợp pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
2.3 Nhu cầu điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng phápluật cạnh tranh luật cạnh tranh
2.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Mục tiêu chính của sở hữu trí tuệ là khuyến khích đổi mới bằng các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các nhà phát minh. Trong khi đó, mục tiêu của chính sách cạnh tranh nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng là tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng cách sửa chữa những thất bại của thị trường. Tuy vậy, cả chính sách sở hữu trí tuệ và cạnh tranh đều có chung mục tiêu cuối cùng là tăng cường tăng trưởng kinh tế và phúc lợi tiêu dùng.
Do đó, trong mối tương quan với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, pháp luật cạnh tranh có vai trò quan trọng thể hiện qua các khía cạnh:
0 Đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, minh bạch
Được coi là đạo luật xương sống của nền kinh tế thị trường, pháp luật cạnh tranh hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là: “Bảo vệ môi trường cạnh tranh/hoạt động cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, thông qua đó tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam96”.
Hay nói cách khác, thông qua việc loại trừ những biểu hiện không chuẩn mực, phù hợp trong việc đua tranh giành lợi nhuận trên thị trường, pháp luật cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng để cạnh tran, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị trường. Từ đó bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường.
Thêm vào đó, độc quyền mà pháp luật sở hữu trao cho các chủ thể thực chất là quyền ngăn cản người khác sử dụng quyền sở hữu trí tuệ chứ không phải độc quyền kinh tế. Chính vì vậy nếu pháp luật sở hữu trí tuệ tác động đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua các quy định về giới hạn phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ cũng như các trường hợp ngoại lệ liên quan đến hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ thì pháp luật cạnh tranh đóng vai trò như người gác cổng để đảm bảo rằng độc quyền theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ không bị lạm dụng thông qua các hành vi hạn chế cạnh tranh, qua đó ngăn chặn các hành vi ngăn cản đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nói tóm lại, quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ tạo ra một số quan ngại về cạnh tranh, Luật Cạnh tranh sẽ có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề này
0 Bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ
Bằng các quy định của mình, nếu pháp luật sở hữu trí tuệ hình thành nên thị trường mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra, định giá và trao đổi thì pháp luật cạnh tranh đảm bảo cho thị trường này vận hành tốt, giúp cho việc xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ được công bằng và hiệu quả.
Chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh là các doanh nghiệp. Cho nên thoạt đầu, thường có sự hiểu lầm là luật cạnh tranh chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng mà không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tư cách là văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm xoá bỏ mọi hành vi không phù hợp đối với hoạt động kinh doanh, pháp luật cạnh tranh thực sự có mục đích đảm bảo cho các doanh nghiệp được tự do thực hiện hoạt động kinh doanh trên một thị trường minh bạch, tự do.
5888 Nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường
Bên cạnh vai trò đảm bảo quyền năng của chủ sở hữu, bảo vệ môi trường cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh tạo ra cơ chế để các doanh nghiệp có thể tiếp cận công nghệ, xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp mới không nắm giữ công nghệ nhằm đảm bảo nền tảng cho hoạt động sản xuất. Bởi lẽ trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ được xác định là bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản (standard esential patent- SEF), theo đó các sáng chế tiêu chuẩn cơ bản là các sáng chế đóng vai trò then chốt để hình thành sản phẩm mà tất cả các doanh nghiệp khi gia nhập vào một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể bắt buộc phải được quyền thiết lập và sử dụng. Ví dụ như trong hoạt động sản xuất máy lạnh thì công nghệ nạp, tái tạo và phục hồi không khí điều hòa được xác định là sáng chế cơ bản, bởi lẽ tất cả các doanh nghiệp sản xuất máy điều hòa với tất cả các dòng sản phẩm được sản xuất đều bắt buộc phải sử dụng công nghệ này. Tương tự như vậy, trong hoạt động sản xuất điện thoại thông minh thì các sáng chế liên quan đến các công nghệ trực tuyến và kết nối không dây chính là sáng chế cơ bản, thiết yếu. Do đó, sáng chế cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì những tiêu chuẩn của ngành nên đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế cho các chủ thể có nhu cầu được quyền tiếp cận với điều kiện hợp lý. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ tạo ra cơ chế cho các chủ thể khác được quyền tiếp cận với các sáng chế cơ bản này khi chứng minh được mình là chủ sở hữu của sáng chế phụ thuộc97 và sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn. Cụ thể, trong trường hợp này chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý hoặc cơ quan nhà nước sẽ bắt buộc chủ sở hữu sáng chế cơ bản phải chuyển giao khi không có những lý do chính đáng (Điều 137 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Tuy nhiên, để chứng minh được việc từ chối chuyển giao, cho phép sử dụng của chủ sở hữu sáng chế cơ bản có phải là chính đáng hay không là một việc làm hết sức khó khăn. Trường hợp này, Luật cạnh tranh đã tạo ra một cơ chế cho phép các chủ thể có nhu cầu sử dụng sáng chế có thể tiếp cận được với sáng chế cơ bản thông qua quy định về điều khoản FRAND (fair, reasonable, and non-discriminatory- điều kiện ứng xử công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử). Theo đó, các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn (standard-setting organizations- SSOs) yêu cầu tất cả các thành viên của mình phải công bố và đồng ý chuyển giao đối với các sáng chế tiêu chuẩn cơ bản (SEP) trên cơ sở công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử.
0 Thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh.
Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, từ đó mong giành phần thắng về mình. Cứ như thế, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội.
0 Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản