4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
4.4.1 Xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt
đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ đặt trong tương quan với pháp luật cạnh tranh là vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam. Liên quan tới sự tương tác giữa hai lĩnh vực này, nếu những người làm chính sách và các cơ quan thực thi Việt Nam có thể xác định được một sự cân bằng hợp lí giữa chúng sẽ thúc đẩy việc thu hút và chuyển giao công nghệ, đồng thời đẩy mạnh quá trình xây dựng môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh, tăng cường cả phúc lợi cho người tiêu dùng lẫn lợi ích xã hội.
Trong khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam chỉ đề cập tới vấn đề cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, còn lại dẫn chiếu tất cả các vấn đề hạn chế cạnh tranh tới luật cạnh tranh, thì luật cạnh tranh hiện nay chưa giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo và phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với đề nêu trên, đòi hỏi trong hệ thống pháp luật quốc gia cần phải có hướng dẫn cụ thể đối với điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó, dựa trên thực tế và yêu cầu điều chỉnh của pháp luật, các quốc gia cần xây dựng văn bản riêng đề điều chỉnh các khía cạnh cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Pháp luật quốc gia khác đã xây dựng văn bản này dưới dạng là hướng dẫn áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động chuyển giao công nghệ (Liên minh Châu Âu, Nhật Bản) hoặc Hướng dẫn áp dụng luật chống độc quyền cho hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore). Tuy nhiên, xuất phát từ lịch sử lập pháp và giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam, đồng tình với ý kiến của Bộ Công thương, tác giả cho rằng văn bản này nên được xây dựng dưới hình thức Nghị định kết hợp hướng dẫn luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ.280
Trong văn bản đó, các hướng dẫn này cần tập trung vào các hành vi cụ thể của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ vi phạm pháp luật cạnh tranh, cũng như xây dựng được các nguyên tắc xác định tính vi phạm của các hành vi cụ thể ấy trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan cũng như cân bằng các lợi ích mà pháp luật cần phải bảo vệ. Hay nói cách khác, văn bản này phải được xây dựng dựa trên giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc tập trung vào các khía cạnh sau đây:
Đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản hướng dẫn
Chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ với luật cạnh tranh bởi lẽ về bản chất việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy cạnh tranh vì bản thân nó sẽ khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tạo và phát triển. Vậy nên, trong một chừng mực nhất định pháp luật cần phải thừa nhận sự độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh các yêu cầu về sự công khai bởi các lợi ích công cộng. Điều đó có nghĩa rằng, việc hạn chế quyền sở hữu trí tuệ phải được thực hiện trong mối quan hệ cân bằng giữa quyền của chủ sở hữu và lợi ích công cộng. Nếu tự thân việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không đảm bảo được sự cân bằng này thì nó cần được can thiệp bởi các quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Dù thế nào đi nữa thì luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh vẫn được xem như “hai công cụ bổ sung của chính sách quốc gia”281. Kết luận này phản ánh mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai lĩnh vực. Trong mối tương quan của hai lĩnh vực thì các hướng dẫn cần phải chú ý đến các nguyên tắc:
Các cơ quan cạnh tranh không nên giả định mặc nhiên rằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra hoặc tăng sức mạnh thị trường cho chủ sở hữu dù trên thực tế trong một số trường hợp điều đó sẽ xảy ra.
Các cơ quan canh tranh cần phải thừa nhận rằng: quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy cạnh tranh dù, trong một số trường hợp cụ thể nó có thể cản trở cạnh tranh khi chủ sở hữu lạm dụng nó nhưng đó cũng chỉ là tác động trong ngắn hạn mà thôi.
Hầu hết khi đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ người ta sẽ đến tất cả các đối tượng như: sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, giống cây trồng… Tuy nhiên, trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh thì chỉ nên nhấn mạnh và tập trung đến sáng chế bởi việc công nhận tính độc quyền hợp pháp của luật sở hữu trí tuệ cho sáng chế dù chỉ trong thời hạn bảo hộ282.
Chủ thể áp dụng của văn bản
Rõ ràng trong trường hợp này, văn bản hướng dẫn sẽ điều chỉnh hành vi của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ. Việc nắm giữa quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực hiện thông qua cơ chế bảo hộ (chủ sở hữu) hoặc thông qua cơ chế hợp đồng chuyển giao công nghệ (bên nhận chuyển giao). Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên thì quyền sở hữu trí tuệ không mặc nhiên mang đến cho chủ thể nắm giữ độc quyền kinh tế để gây hạn chế cạnh tranh khi thực thi quyền năng của mình. Do đó, pháp luật chỉ nên đặt ra các quy định điều chỉnh, ràng buộc khi chủ thể đó có vị trí thống lĩnh, độc quyền hoặc một sức mạnh thị
William A. W. Neilson, Robert G. Howell, Souichirou Kozuka, Intellectual Property Rights and Competition Law and Policy:
Attempts in Canada and Japan to Achieve a Reconciliation, Washington University GlobalStudies Law Review, Volume 1 Issue 1
Symposium: APEC Competition Policy and Economic Development, January 2002, page 12
William A. W. Neilson, Robert G. Howell, Souichirou Kozuka, Intellectual Property Rights and Competition Law and Policy:
Attempts in Canada and Japan to Achieve a Reconciliation, Washington University GlobalStudies Law Review, Volume 1 Issue 1
trường đáng kể để có thể tác động hoặc có khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có thể thay đổi một cách đáng kể sản lượng, giá mua bán và các điều kiện giao dịch đối với hàng hóa và dịch vụ mà không phải chịu sức ép cạnh tranh một cách đáng kể từ các doanh nghiệp khác trên thị trường hoặc các doanh nghiệp đối thủ tiềm năng. Theo đó, đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan, doanh nghiệp có sức mạnh thị phần đáng kể khi mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận trên thị trường liên quan từ 20% trở lên. Còn với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định, khi có bất kỳ một doanh nghiệp tham gia thoả thuận có mức thị phần trên thị trường liên quan của hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang tham gia sản xuất, phân phối, cung ứng lớn hơn 10%.
Hành vi bị xem là hành vi vi phạm
Pháp luật cần được xây dựng theo hướng: công dân được phép làm những điều mà pháp luật không ngăn cản. Điều đó cần được thể hiện rõ, văn bản này chỉ điều chỉnh các hành vi bị cấm hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật chỉ ngăn cấm nếu hành vi của các chủ thể là kết quả của việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Tức là chủ sở hữu đã (1) thực hiện quyền sở hữu trí tuệ vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật sở hữu trí tuệ (chủ thể đã có hành vi lạm quyền) và (2) hành vi đó có tác động tiêu cực tới cạnh tranh.
Để chứng minh được điều đó thì các chủ thể cần phải phân tích, đánh giá 4 yếu tố: Có sự mở rộng quyền sở hữu trí tuệ quá mức: chủ sở hữu tài sản trí tuệ đã thực hiện các hành vi vượt quá giới hạn đã được thừa nhận bởi văn bằng bảo hộ và pháp luật sở hữu trí tuệ.
Áp đặt điều kiện: Chủ sở hữu đã đưa ra các yêu cầu như là điều kiện chuyển giao (cấp phép) quyền sở hữu trí tuệ.
Có hành vi ép buộc: chủ sở hữu sử dụng sức mạnh thị trường, vị trí độc quyền có được từ quyền sở hữu trí tuệ để ép buộc người nhận chuyển giao (được cấp phép) bất đắc dĩ phải chấp nhận các yêu cầu đó nếu muốn được chuyển giao
Không có sự biện minh hợp lý: Chủ sở hữu đã không thể chứng minh được lý do hợp lý khi đặt ra các yêu cầu đó trong hợp đồng chuyển giao (cấp phép)283.
Giới hạn kiểm soát của pháp luật
Đây là một vấn đề khó và quan trọng trong việc xác định giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, chúng ta đều thừa nhận rằng luật cạnh tranh cần kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để xác định hành vi nào là hành vi lạm dụng quyền
Jeffery B. Fromm and Robert A. Skitol (2003), Harmonization of the IP Misuse Doctrine and Antitrust Law: A Call for Help from the Agencies and Congress, page 7
sở hữu trí tuệ lại là điều không dễ dàng, nếu thực hiện không khéo có thể dẫn đến trường hợp lạm dụng việc kiểm soát và điều đó sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường kinh doanh cũng như phát triển thị trường công nghệ.
Trong phạm vi của mình, luật cạnh tranh có thể đưa ra giới hạn của việc kiểm soát bằng cách cung cấp danh sách các điều kiện cụ thể và khi một hành vi/thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thỏa mãn các điều kiện đó thì bị xem là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, đã vượt quá giới hạn bảo vệ của luật sở hữu trí tuệ và sẽ bị đánh giá, xử lý bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh.
Để xây dựng danh sách các điều kiện này nó phải được thực hiện dựa trong mối quan hệ tổng hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích cộng đồng, quốc gia. Bởi lẽ, đảm bảo môi trường cạnh tranh và bảo vệ sự độc quyền sở hữu trí tuệ nhưng hai quả cân trên bàn cân, việc giữ cho bàn cân đó đứng yên là việc không thể, pháp luật các quốc gia chỉ có thể giữ nó ở trạng thái cân bằng phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế và mục tiêu điều chỉnh của pháp luật quốc gia.
Trong bối cảnh của Việt Nam, luật cạnh tranh cần được sử dụng như một công cụ hổ trợ khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp trong nước cũng như loại trừ các hành vi lạm quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nhằm chèn ép đối tác trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như đối thủ canh tranh trên thị trường công nghệ, thị trường sản phẩm chứa đựng công nghệ. Do đó, văn bản hướng dẫn phải cung cấp được một danh sách các điều kiện, nếu thỏa mãn, đáp ứng, sẽ dẫn đến thỏa thuận/hành vi hạn chế theo quy định tại Điều 11 và Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã vượt ra ngoài giới hạn bảo vệ của pháp luật sở hữu trí tuệ (bị xem là lạm quyền sở hữu trí tuệ). Đồng thời, văn bản hướng dẫn cần khẳng định rõ ràng khi chủ thể thực hiện một thỏa thuận cấp phép/chuyển giao công nghệ có khả năng ảnh hưởng xấu đến đầu vào sản xuất, cung cấp, đầu ra, giá cả và chất lượng thì bên nhận chuyển giao có quyền khởi kiện để loại bỏ quyền độc quyền của chủ sở hữu cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của họ. Bên cạnh đó, văn bản cũng cần có các quy định cho phép cơ quan quản lý cạnh tranh được quyền đặt ra các lệnh cấm tuyệt đối đối với các thỏa thuận cấp phép sở hữu trí tuệ vi phạm nghiêm trọng pháp luật giữa các chủ thể là đối thủ cạnh tranh của nhau như một biện pháp nhằm giải quyết các vụ kiện hoặc ngăn cản sự gia nhập thị trường của các chủ thể284.
Song song với đó, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xây dựng bộ hướng dẫn áp dụng cho các trường hợp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đó sẽ đặt ra các tiêu chí nhằm xác định trường hợp nào các ràng buộc, hạn chế trong hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh cũng như trường hợp nào thì các ràng buộc ấy được xem là hợp lý, cần thiết nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của chủ sở hữu thông qua các thỏa thuận, hành vi cụ thể như từ chối chuyển giao, ấn định giá bán lại, các điều khoản độc quyền trong hợp đồng chuyển giao, điều khoản chuyển giao ngược....Thêm vào đó, văn
284
UNCTAD (2016), Examining the interface between the objectives of competition policy and intellectual property, page 12
bản hướng dẫn có thể liệt kê một danh sách các hành vi, thỏa thuận ràng buộc không bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh (các thỏa thuận/hành vi ràng buộc mà thị phần kết hợp của các bên nhỏ hơn 20% hoặc thị phần của mỗi bên thấp hơn 10%...).
Bên cạnh văn bản hướng dẫn cụ thể, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các văn bản pháp luật khác với các quy định phù hợp để hổ trợ điều chỉnh nhằm cân bằng mối quan hệ trên. Ví dụ có thể sử dụng các quy định của pháp luật hành chính, hình sự, doanh nghiệp về các hình thức răn đe, xử lý, khắc phục đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Cuối cùng, trong văn bản hướng dẫn cần quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, cụ thể cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục sở hữu trí tuệ với Ủy ban cạnh tranh quốc gia nhằm đặt ra các quy định điều chỉnh cũng như xử lý các hành vi vi phạm luật cạnh tranh trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan chuyên môn sẽ giúp xác định giới hạn của văn bằng bảo hộ làm căn cứ xem xét hành vi lạm quyền của chủ sở hữu, đồng thời cũng đóng vai trò là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn và phê duyệt các tiêu chuẩn bắt buộc chuyển giao nếu sáng chế ấy là điều kiện thiết yếu.
Nguyên tắc điều chỉnh của văn bản
Như đã trình bày ở trên, yếu tố quan trọng để vừa đảm bảo độc quyền hợp pháp của chủ sở hữu, nhưng vẫn đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là vừa phải đảm bảo được quyền tự do hợp đồng nhưng vẫn phải đảm bảo loại trừ các yếu tố độc quyền tác động tiêu cực đến cạnh tranh. Do đó, nguyên tắc điều chỉnh phải được áp dụng cho để xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bắt buộc phải là nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason).
Trái ngược lại với nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, nguyên tắc lập luận hợp lý đánh giá những tác động tích cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh bên cạnh tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh cũng như sẽ tiến hành xem xét các khía cạnh kinh tế để