4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.4.4 Pháp luật cần kiểm soát điều gì
Xét về bản chất, độc quyền sở hữu trí tuệ không mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Do đó, sự can thiệp của pháp luật chỉ nên dừng lại ở việc kiểm soát việc thực thi quyền đó trong một số trường hợp nhất định khi chủ thể thực hiện hành vi có mục đích gây hạn chế cạnh tranh bằng cách loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường107.
Do vậy, pháp luật cần kiểm soát điều gì là một câu hỏi khó đồng thời là vấn đề quan trọng trong việc xác định giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, chúng ta đều thừa nhận rằng luật cạnh tranh cần kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để xác định hành vi nào là hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ lại là điều không dễ dàng, nếu thực hiện không khéo có thể dẫn đến trường hợp lạm dụng việc kiểm soát và điều đó sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường kinh doanh cũng như phát triển thị trường công nghệ.
Trong phạm vi của mình, luật cạnh tranh có thể đưa ra giới hạn của việc kiểm soát bằng cách cung cấp danh sách các điều kiện cụ thể và khi một hành vi/thỏa thuận của chủ
Xem thêm tại
https://www.jurists.co.jp/sites/default/files/tractate_pdf/en/International_IP_Licensing%20Handbook_Japan_cha pter.pdf truy cập ngày 23/7/2019
Điều 5 Dự thảo Bản Hướng dẫn lần 2
Theo đó, Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Đồng thời,
Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Khoản 2, 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018.
sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thỏa mãn các điều kiện đó thì bị xem là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, đã vượt quá giới hạn bảo vệ của luật sở hữu trí tuệ và sẽ bị đánh giá, xử lý bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh.
Để xây dựng danh sách các điều kiện này, nó phải được thực hiện dựa trong mối quan hệ tổng hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích cộng đồng, quốc gia. Bởi lẽ, đảm bảo môi trường cạnh tranh và bảo vệ sự độc quyền sở hữu trí tuệ nhưng hai quả cân trên bàn cân, việc giữ cho bàn cân đó đứng yên là việc không thể, pháp luật các quốc gia chỉ có thể giữ nó ở trạng thái cân bằng phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế và mục tiêu điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Đương nhiên, các quốc gia khác nhau sẽ có chính sách phát triển và mục tiêu bảo vệ khác nhau. Cụ thể, trong mối quan hệ giữa bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh thì pháp luật phải đảm bảo được cả yếu tố tự do lẫn sự công bằng. Tự do, công bằng sẽ được thiết lập khác nhau trong các văn bản pháp luật với đối tượng điều chỉnh cụ thể khác nhau. Về nguyên tắc, trong mối quan hệ giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh, các yếu tố đó có thể được thể hiện thông qua sơ đồ sau.
QUYỀN TÀI SẢN
Nhà nước bảo vệ quyền lực độc Nhà nước bảo vệ các lợi ích
T
Ự
DO quyền và lợi nhuận có được từ sự chính đáng (công bằng) của
Nhà nước đặt ra các quy định Nhà nước đảm bảo cạnh tranh
độc quyền đó các doanh nghiệp độc lập
kiểm soát đối với độc quyền công bằng và lành mạnh
CẠNH TRANH108
Sơ đồ trên chính là sự thể hiện rõ nét nhất tác động của chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu trong qua trình thực thi quyền của mình và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. Theo đó, nữa trên của sơ đồ đại diện cho quyền tài sản của chủ sở hữu, nữa dưới sẽ đại diện cho môi trường cạnh tranh. Đường chạy ngang qua sơ đồ là sự thể hiện cho giới hạn giữa hai đại lượng này dựa trên ý chí và chính sách của các chủ thể hoạch định chính sách, pháp luật. Hay nói cách khác, nếu chúng ta mở rộng quyền tự do tài sản của chủ thể thì sẽ thu hẹp tự do cạnh tranh và ngược lại.
Đồng thời, sơ đồ cũng được chia làm bốn góc phần tư. Góc phần tư phía trên bên trái thể hiện mức độ ảnh hưởng của quyền tự do đối với việc định đoạt tài sản của chủ sở
Rudolph J. Peritz (1989), The Rule of Reason in Antitrust Law: PropertyLogic in Restraint of Competition, Hastings Law Journal Volume 40 | Issue 2 Article 2 page 56
hữu từ đó đặt ra các yêu cầu chính sách bảo vệ sự độc quyền và lợi nhuận có được từ sự độc quyền đó từ Chính phủ. Để đảm bảo được điều đó thì nguyên tắc lập luận hợp lý và quyền tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể là yêu cầu cần thiết. Ngược lại, góc phần tư phía dưới nơi thể hiện sự tác động của tự do đối với môi trường cạnh tranh, thể hiện chính sách xử phạt của Chính phủ đối với hành vi cạnh tranh không công bằng nhằm loại bỏ lẫn nhau của doanh nghiệp mạnh nhất, tồn tại sau cùng trong quá trình cạnh tranh. Trong khi đó, góc phần phía đối diện bên phải là các chính sách của nhà nước để thúc đẩy quá trình cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể.
Dưới góc độ đảm bảo cạnh tranh, công bằng được hiểu là có nhiều chủ thể cạnh tranh có sức mạnh ngang nhau cùng cạnh tranh công bằng và lạnh mạnh. Thông qua đó, sự cạnh tranh và phân phối nguồn lực trên thị trường phải được thực hiện một cách công bằng. Những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được quyền kỳ vọng vào một mức lợi nhuận công bằng xuất phát từ những nguồn lực mà họ đã đưa vào thị trường (vốn và sức lao động) đồng thời người tiêu dùng có quyền trả một mức giá hợp lý cho hàng hóa, dịch vụ được phân phối.
Cuối cùng, góc phía trên bên phải thể hiện chính sách bảo vệ lợi nhuận công bằng của Chính phủ đối với các doanh nghiệp độc lập đến từ các thành phần kinh tế khác nhau dựa trên vốn và lao động mà họ đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Mà ở đó, pháp luật phải đảm bảo được rằng tự do hợp đồng và tự do trong việc sử dụng tài sản của các chủ thể, về nguyên tắc, là những quyền cơ bản trong một xã hội dân chủ. Quyền cơ bản đó cũng cho phép các cá nhân hợp tác với nhau trong kinh doanh, thương mại. Với sự hợp tác đó, các chủ thể kỳ vọng rằng họ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, bảo vệ các quyền cơ bản này cũng như kỳ vọng lợi nhuận hợp lý của các chủ thể đối với tài sản của mình là cần thiết để duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Xuất phát từ mô hình trên chúng ta thấy, để bảo vệ tài sản nói chung và quyền sở hữu nói riêng, pháp luật bắt buộc phải đảm bảo được quyền lực độc quyền và lợi nhuận có được từ sự độc quyền đó. Bởi lẽ, bản thân chủ sở hữu phải có quyền tự do định đoạt đối với tài sản của mình mà tự do giao kết và thực hiện hợp đồng là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên, với vai trò đảm bảo cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh, nhà nước buộc phải đặt ra các quy định nhằm kiểm soát sự độc quyền tức là sẽ đặt ra các giới hạn cho quyền tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Chính điều đó sẽ dẫn đến thực trạng nếu pháp luật đặt ra các quy định đảm bảo quyền độc quyền của chủ sở hữu quá cao sẽ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, ngược lại nếu quy định quá thấp thì có thể xâm phạm đến quyền tự do của chủ sở hữu. Tóm lại, mối quan hệ giữa tài sản và cạnh tranh, giữa bình đẳng và tự do là mối quan hệ phức tạp thậm chí là căng thẳng chứ không chỉ là sự đối lập đơn giản. Cho nên, đôi lúc đó là sự đánh đổi về mặt lợi ích của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Hiện nay Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, đang chủ yếu nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, nhất là từ các công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại các
nước phát triển. Việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty đa quốc gia này. Các công ty này và Chính phủ các nước phát triển sẽ cố gắng bằng mọi cách hợp pháp nhằm gây sức ép buộc các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để hạn chế việc áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm bắt buộc chuyển giao hoặc ngăn cấm bên chuyển giao áp đặt các điều khoản chuyển giao bất hợp lý, gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây lại là hành vi được Hiệp định TRIPs cho phép nhằm kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ, qua đó đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến đến các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Do đó, các nước đang phát triển muốn tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển khi nguồn lực dành cho hoạt động đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo còn hạn chế bắt buộc phải xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm đặt ra các yêu cầu chuyển giao công nghệ cũng như loại bỏ các hành
hạn chế cạnh tranh trong quá trình chuyển giao đó. Mặc dù vậy, quá trình ban hành và áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải chú trọng bảo đảm tuân thủ yêu cầu về tính nhất quán và tính hợp lý theo quy định của các thỏa thuận, cam kết song phương và đa phương. Tức là phải luôn tính đến quyền hợp pháp của người nắm quyền sở hữu trí tuệ. Việc ban hành và áp dụng pháp luật cạnh tranh ở đây phải thực sự nhằm kiểm soát và ngăn chặn hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến từ chối chuyển giao công nghệ cũng như các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nó không được phép lạm dụng để gây hạn chế cạnh tranh, hạn chế quyền tiếp cận khoa học kỹ thuật, hay hạn chế thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Kết luận chương 2
Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế quốc gia ngày càng tăng của quá trình đổi mới là không thể bàn cãi. Mục tiêu của luật sở hữu trí tuệ là thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phổ biến công nghệ trong khi vai trò và chức năng cơ bản của luật cạnh tranh là ngăn ngừa các hành vi chống cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và gia tăng chi phí giao dịch. Do đó, để đạt được mục đích đó thì cách tiếp cận của hai lĩnh vực này lại khác biệt nhau thậm chí là có vẻ như mâu thuẫn với nhau khi mà luật chống độc quyền hướng đến loại bỏ sự độc quyền cũng như các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh còn luật sở hữu trí tuệ lại đảm bảo sự độc quyền nhằm khuyến khích các chủ thể đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo, tạo ra của cải cho xã hội, phát triển quốc gia…
Tuy nhiên, bỏ qua sự khác biệt về mục tiêu và đối tượng điều chỉnh thì giữa luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh/chống độc quyền lại không có sự khác biệt hay xung đột nào đáng kể. Bởi lẽ, các chủ thể quản lý đều hiểu rõ rằng cả luật sở hữu trí tuệ và luật chống độc quyền đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng cho xã hội. Đó cũng chính là lý do mà hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh bởi cả pháp luật cạnh tranh bên cạnh các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Do đó, nó phải được “thiết kế” để áp dụng song song, cùng nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của quốc gia. Đồng thời cần phải đảm bảo rằng, quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải luôn được đảm bảo không chỉ bởi pháp luật quốc gia mà còn bởi các cam kết quốc tế. Pháp luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chỉ nhằm mục đích hạn chế và kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hạn chế cạnh tranh chứ không nhằm giới hạn một cách bất hợp lý quyền năng của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Chính điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đặt ra giới hạn hợp lý cho việc điều chỉnh pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ dưới các khía cạnh: đối tượng điều chỉnh; chủ thể áp dụng; hành vi bị kiểm soát và giới hạn bị kiểm soát nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong tương quan với mục tiêu điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
CHƯƠNG 3: ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI