Bố cục của luận án

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 35)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình bày thông qua 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ và tác động của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh

Chương 3: Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ

Chương 4: Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

CHƯƠNG 2: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH 2.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản sở hữu trí tuệ

Không có một định nghĩa pháp lý cụ thể về khái niệm tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2009) của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới.39 Tuy nhiên, theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), tài sản trí tuệ được WIPO định nghĩa là “những sáng tạo của trí óc hình thành nên các sản phẩm như phát minh, tác phẩm văn chương, nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại”.40 Tương tự, theo IPOS (Intellectual Property Office of Singapore – Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore), tài sản trí tuệ đề cập đến hoạt động sáng tạo trí óc của con người, thông qua đó, các độc quyền đối với hoạt động đó được công nhận.41

Mặc dù cách diễn đạt về mặt từ ngữ có khác nhau nhưng nhìn chung, cả WIPO lẫn IPOS đều nhấn mạnh tài sản trí tuệ là các sản phẩm do hoạt động sáng tạo trí óc tạo ra và chủ thể được hưởng các độc quyền đối với các sản phẩm đó.42

Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy tài sản trí tuệ có những đặc trưng riêng biệt so với các loại tài sản thông thường.

Một là, tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình

Khác với các loại tài sản thông thường khác, tài sản trí tuệ không được thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể, bởi lẽ hoạt động sáng tạo của trí óc con người không phải là một đối tượng hữu hình. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu thì pháp luật phải xây dựng cơ chế bảo hộ đặc thù đảm bảo cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng tài sản đó trong hoạt động kinh doanh, khái thác tài sản của chủ thể nhằm biến tài sản vô hình thành quyền tài sản cho chủ thể.43

Hai là, tài sản trí tuệ không thể nắm giữ về mặt cơ học nên rất khó quản lý

Nguyên tắc pháp lý về quyền sở hữu nói chung quy định ba quyền năng của quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu bao gồm chiếm hữu về mặt thực tế (cầm, nắm, giữ vật ở khía cạnh vật lý) và quản lý vật. Nếu như các tài sản vật chất thông thường đều dễ được chiếm hữu về mặt thực tế bởi người có quyền thì ngược lại, việc chiếm hữu về mặt thực tế đối với tài sản trí tuệ là không thể xảy ra. Chính tính chất vô hình khiến cho việc chiếm hữu về mặt thực tế đối với tài sản trí tuệ

5888

Các quốc gia có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển như Mỹ, Anh hay Úc cũng không đưa ra một

định nghĩa cụ thể về tài sản trí tuệ.

5889

WIPO, What is Intellectual Property?, xem http://www.wipo.int/about-ip/en/, truy cập ngày 20/2/2019

5890 IPOS, What is Intellectual Property and what are the different types?, xem

https://www.ipos.gov.sg/AboutIP/TypesofIPWhatisIntellectualProperty.aspx, truy cập ngày 20/9/2017.

5891

Dù vậy, khái niệm tài sản trí tuệ còn được mở rộng ra cho 1 số loại không phải là sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo, ví dụ như chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại. Các loại tài sản này thường thể hiện uy tín, nguồn gốc của sản phẩm hơn là tính sáng tạo trí óc.

5892

Trung tâm thương mại quốc tế- Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2004), Những điều chưa biết về sở hữu trí

không thể thực hiện, điều đó khiến cho việc quản lý tài sản sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn bởi lẽ việc sử dụng của một chủ thể đối với tài sản sở hữu trí tuệ sẽ không có khả năng ngăn cản các chủ thể khác cũng đồng thời sử dụng nó. Vì vậy, các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sao chép, làm nhái các tài sản trí tuệ diễn ra dễ dàng hơn, sự vi phạm này càng diễn ra thuận lợi hơn khi các tài sản trí tuệ được phổ biến trên môi trường internet. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình chủ sở hữu thường đặt ra các ràng buộc, hạn chế khi công bố hoặc chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ trên thực tế.

Ba là, tài sản trí tuệ là loại tài sản rất khó thay thế

Là sản phẩm của của hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, cho nên khác biệt với các loại tài sản thông thường, tài sản sở hữu trí tuệ thường là duy nhất, khó có khả năng thay thế bởi tính khác biệt của nó. Nó có thể được sao chép, được cải tiến nhưng thông thường không có khả năng thay thế. Hay nói các khác, tài sản trí tuệ là tài sản độc quyền và không thể thay thế trên thực tế.

Bốn là, tài sản sở hữu trí tuệ là nền tảng cho việc phát triển bền vững

Là thành quả của hoạt đồng sáng tạo trí óc, tài sản sở hữu trí tuệ là yếu tố quan trọng, then chốt tạo dựng và phát triển khoa học công nghệ.44

Trong khi đó, tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) tác giả đã chứng minh rằng, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng45. Chính công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới là yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để các quốc gia phát triển đột phá. Bởi lẽ, bí quyết về con người, công nghệ chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt. Đó chính là lý do quan trọng giúp chủ sở hữu tài sản trí tuệ có được những lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đó cũng chính là yếu tố quan trọng, trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

2.1.2 Khái niệm, đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ hiểu một cách đơn giản là quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ hay nói cách khác đó là các quyền được trao cho chủ thể với các sáng tạo trí óc của họ nó bao gồm hai phần chính là quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật sẽ trao cho người sáng tạo quyền độc quyền đối với các sản phẩm sáng tạo đó trong một khoảng thời gian nhất định46.

Cụ thể hơn, theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) thì quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như quyền tài sản bất kỳ. Theo đó,

23

“…là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng

công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển

khoa học và công nghệ” Khoản 3 Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013

24 Quan điểm của chuyên gia, nhà hoạch định chính sách thể hiện tại thông tin được đăng tải trên

http://baochinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Tao-dot-pha-chien-luoc-trong-phat-trien-KHCN-va- doi-moi-sang-tao-o-Viet-Nam/366116.vgp truy cập ngày 27/8/2019

25

Quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) được công bố tại trang

nó cho phép người sáng tạo hoặc chủ sở hữu của bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc bản quyền được quyền khai thác và hưởng lợi từ thành quả của việc đầu tư, nghiên cứu sáng tạo.47

Tương tự như cách tiếp cận trên, khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hay nói cách khác, đó chính là quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản sở hữu trí tuệ48.

Nhìn chung, do xuất phát từ đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ có những đặc trưng riêng nên quyền sở hữu trí tuệ cũng có những điểm khác biệt nhất định so với quyền sở hữu các tài sản thông thường:

Thứ nhất, độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi thời gian bảo hộ Cũng giống như quyền của chủ sở hữu đối với các loại tài sản khác, đặc trưng đầu tiên của quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền độc quyền. Đây là quyền quan trọng mà pháp luật cần thừa nhận và bảo vệ cho chủ sở hữu như một cách thức đền bù cho những rủi ro thất bại và những hao tổn chi phí lớn mà chủ thể có thể gặp phải trong nghiên cứu, sáng tạo.

Theo đó, chủ sở hữu sẽ có quyền độc quyền khai thác cũng như ngăn cản người khác sử dụng, xâm phạm đến tài sản sở hữu trí tuệ của mình trong suốt khoảng thời gian được bảo hộ theo ghi nhận của văn bằng bảo hộ. Sở dĩ, pháp luật trao cho chủ sở hữu độc quyền đối với tài sản trí tuệ bởi lẽ đây là cách thức hiệu quả nhất để bảo vệ chủ thể quyền, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vốn dĩ có thể dễ dàng thực hiện do tính vô hình của tài sản sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng động lực cho các chủ thể sáng tạo và công bố các sản phẩm sáng tạo đó. Bởi lẽ, nếu quyền hạn của họ không được đảm bảo độc quyền thì các chủ thể sẽ không có động lực đầu tư cho hoạt động sáng tạo vốn dĩ cần rất nhiều tiền bạc và công sức cũng như không sẳn sàng chia sẽ các thành quả sáng tạo đó cho cộng đồng.

Tuy nhiên, khác với quyền sở hữu đối với các tài sản thông thường luôn được thừa nhận vô thời hạn thì đối với đa số các quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, thời hạn bảo hộ không phải là vô cùng. Cụ thể, quyền tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản đối với tác phẩm văn học được bảo hộ đến hết cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005); quyền đối với sáng chế được bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn (khoản 2 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ), đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm và có thể được gia hạn 2 lần (khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ)... Nhãn hiệu mặc dù có thể được bảo hộ lâu dài nhưng luật vẫn quy định thời hạn cụ thể là 10 năm và sẽ được gia hạn

5888 WIPO, What is Intellectual Property page 3

xem thêm tại https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/intproperty/450/wipo_pub_450.pdftruy cập ngày 15/4/2019

23 Tài sản sở hữu trí tuệ là “những sáng tạo của trí óc hình thành nên các sản phẩm như phát minh, tác phẩm văn chương, nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại”.

nhiều lần nhưng với điều kiện là phải nộp lệ phí gia hạn. Chỉ một số ngoại lệ như chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh là không bị giới hạn thời gian bảo hộ cụ thể.

Bởi lẽ tài sản sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, việc sử dụng nó phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của xã hội, người tiêu dùng – chủ thể cuối cùng hưởng lợi từ các thành quả của hoạt động sáng tạo. Do đó, cần có cơ chế để mọi chủ thể được quyền tiếp cận với nó trong sự đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu và quy định về thời hạn bảo hộ là yêu cầu hợp lý để đảm bảo sự cân bằng đó. Chính điều đó, khiến cho chủ sở hữu có khuynh hướng kéo dài sự độc quyền của mình bằng cách thực hiện các hành vi áp đặt có thể gây hạn chế cạnh tranh như duy trì độc quyền bằng nắm giữ các sáng chế phụ thuộc, các cải tiến liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thông qua điều khoản bắt buộc chuyển giao ngược hoặc áp đặt các điều kiện trong quá trình chuyển giao và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm tiếp tục kéo dài sự độc quyền cho dù thời gian bảo hộ không còn.

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ mang lại lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các doanh nghiệp trong việc dành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể. Lợi thế cạnh tranh chính là các yếu tố giúp cho chủ thể có được lợi thế trong cuộc ganh đua đó. Đó chính là năng lực của doanh nghiệp có thể duy trì, củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lợi dài hạn và thị phần của mình trước những đối thủ cạnh tranh.

Hiểu một cách đơn giản lợi thế cạnh tranh là “bất cứ thứ gì một công ty có thể làm thực sự tốt so với các công ty đối thủ”. Tức là khi một doanh nghiệp có thể làm điều mà đối thủ cạnh tranh không thể làm hoặc sở hữu điều gì mà đối thủ mong muốn, đó có thể được coi là lợi thế cạnh tranh.

Michael Porter (1998) - học giả hàng đầu về lĩnh vực cạnh tranh cho rằng doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh từ việc tạo ra giá trị (cho khách hàng) cao hơn chi phí doanh nghiệp dùng để tạo ra giá trị đó. Từ đó, Porter cho rằng có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là: lợi thế về chi phí và lợi thế về khác biệt.

5888 Lợi thế về chi phí

Doanh nghiệp nào có cấu trúc chi phí càng thấp, càng hiệu quả thì càng có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành. Với cấu trúc chi phí thấp và hiệu quả hơn so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ đẩy đối thủ của mình vào thế khó trong cuộc chiến cạnh tranh. Tức là đối thủ sẽ tốn kém nhiều tiền hơn để có thể cạnh tranh với bạn hoặc bắt chước mô hình phát triển của bạn. Những yếu tố chính tạo nên lợi thế về chi phí bao gồm:

0 Công nghệ49

0

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi

nguồn lực thành sản phẩm”. Khoản 2 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017

«Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng

0 Quy trình và mức độ tự động hóa

1 Năng suất

2 Chi phí nguồn lực

3 Vị trí địa lý

0 Lợi thế về sự khác biệt

Để có được lợi thế về sự khác biêt, doanh nghiệp phải tìm kiếm cơ hội để trở thành “người duy nhất” trong ngành theo con mắt nhìn nhận chung của người mua dưới một khía cạnh nào đó50, và đương nhiên một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác biệt, duy nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là quyền sở hữu trí tuệ nói

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w