4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản sở hữu trí tuệ
Không có một định nghĩa pháp lý cụ thể về khái niệm tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2009) của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới.39 Tuy nhiên, theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), tài sản trí tuệ được WIPO định nghĩa là “những sáng tạo của trí óc hình thành nên các sản phẩm như phát minh, tác phẩm văn chương, nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại”.40 Tương tự, theo IPOS (Intellectual Property Office of Singapore – Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore), tài sản trí tuệ đề cập đến hoạt động sáng tạo trí óc của con người, thông qua đó, các độc quyền đối với hoạt động đó được công nhận.41
Mặc dù cách diễn đạt về mặt từ ngữ có khác nhau nhưng nhìn chung, cả WIPO lẫn IPOS đều nhấn mạnh tài sản trí tuệ là các sản phẩm do hoạt động sáng tạo trí óc tạo ra và chủ thể được hưởng các độc quyền đối với các sản phẩm đó.42
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy tài sản trí tuệ có những đặc trưng riêng biệt so với các loại tài sản thông thường.
Một là, tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình
Khác với các loại tài sản thông thường khác, tài sản trí tuệ không được thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể, bởi lẽ hoạt động sáng tạo của trí óc con người không phải là một đối tượng hữu hình. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu thì pháp luật phải xây dựng cơ chế bảo hộ đặc thù đảm bảo cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng tài sản đó trong hoạt động kinh doanh, khái thác tài sản của chủ thể nhằm biến tài sản vô hình thành quyền tài sản cho chủ thể.43
Hai là, tài sản trí tuệ không thể nắm giữ về mặt cơ học nên rất khó quản lý
Nguyên tắc pháp lý về quyền sở hữu nói chung quy định ba quyền năng của quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu bao gồm chiếm hữu về mặt thực tế (cầm, nắm, giữ vật ở khía cạnh vật lý) và quản lý vật. Nếu như các tài sản vật chất thông thường đều dễ được chiếm hữu về mặt thực tế bởi người có quyền thì ngược lại, việc chiếm hữu về mặt thực tế đối với tài sản trí tuệ là không thể xảy ra. Chính tính chất vô hình khiến cho việc chiếm hữu về mặt thực tế đối với tài sản trí tuệ
5888
Các quốc gia có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển như Mỹ, Anh hay Úc cũng không đưa ra một
định nghĩa cụ thể về tài sản trí tuệ.
5889
WIPO, What is Intellectual Property?, xem http://www.wipo.int/about-ip/en/, truy cập ngày 20/2/2019
5890 IPOS, What is Intellectual Property and what are the different types?, xem
https://www.ipos.gov.sg/AboutIP/TypesofIPWhatisIntellectualProperty.aspx, truy cập ngày 20/9/2017.
5891
Dù vậy, khái niệm tài sản trí tuệ còn được mở rộng ra cho 1 số loại không phải là sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo, ví dụ như chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại. Các loại tài sản này thường thể hiện uy tín, nguồn gốc của sản phẩm hơn là tính sáng tạo trí óc.
5892
Trung tâm thương mại quốc tế- Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2004), Những điều chưa biết về sở hữu trí
không thể thực hiện, điều đó khiến cho việc quản lý tài sản sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn bởi lẽ việc sử dụng của một chủ thể đối với tài sản sở hữu trí tuệ sẽ không có khả năng ngăn cản các chủ thể khác cũng đồng thời sử dụng nó. Vì vậy, các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sao chép, làm nhái các tài sản trí tuệ diễn ra dễ dàng hơn, sự vi phạm này càng diễn ra thuận lợi hơn khi các tài sản trí tuệ được phổ biến trên môi trường internet. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình chủ sở hữu thường đặt ra các ràng buộc, hạn chế khi công bố hoặc chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ trên thực tế.
Ba là, tài sản trí tuệ là loại tài sản rất khó thay thế
Là sản phẩm của của hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, cho nên khác biệt với các loại tài sản thông thường, tài sản sở hữu trí tuệ thường là duy nhất, khó có khả năng thay thế bởi tính khác biệt của nó. Nó có thể được sao chép, được cải tiến nhưng thông thường không có khả năng thay thế. Hay nói các khác, tài sản trí tuệ là tài sản độc quyền và không thể thay thế trên thực tế.
Bốn là, tài sản sở hữu trí tuệ là nền tảng cho việc phát triển bền vững
Là thành quả của hoạt đồng sáng tạo trí óc, tài sản sở hữu trí tuệ là yếu tố quan trọng, then chốt tạo dựng và phát triển khoa học công nghệ.44
Trong khi đó, tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) tác giả đã chứng minh rằng, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng45. Chính công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới là yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để các quốc gia phát triển đột phá. Bởi lẽ, bí quyết về con người, công nghệ chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt. Đó chính là lý do quan trọng giúp chủ sở hữu tài sản trí tuệ có được những lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đó cũng chính là yếu tố quan trọng, trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.