4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.2.1 Khái niệm hành vi định giá hủy diệt
Hành vi định giá hủy diệt là hành vi ép giá diễn ra tại thị trường cuối nguồn bằng cách ấn định giá đầu ra (giá bán hàng hóa, dịch vụ chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ) quá thấp nhằm loại trừ khả năng cạnh tranh về giá của chủ thể nhận chuyển giao (đồng thời là chủ thể cạnh tranh ở thị trường cuối nguồn). Lúc này, khách hàng tại thị trường đầu nguồn
đồng thời là đối thủ cạnh tranh trên thị trường cuối nguồn – của doanh nghiệp đó sẽ bị thu hẹp biên độ lợi nhuận hoặc bị loại trừ ra khỏi thị trường vì bị áp giá đầu vào quá cao nhưng phải giữ giá đầu ra ở mức cạnh tranh.146 Bởi lẽ:
Sản phẩm được định giá là sản phẩm khó thay thế trên thị trường liên quan;
Doanh nghiệp đầu nguồn bán (chuyển giao) sản phẩm đó cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác ở thị trường cuối nguồn;
Doanh nghiệp đầu nguồn cũng là đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp nhận chuyển giao tại thị trường cuối nguồn.147
Trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, hành vi định giá hủy diệt sẽ xảy ra khi doanh nghiệp sở hữu quyền sở hữu trí tuệ định giá chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thật cao đối với các chủ thể muốn nhận chuyển giao (ở thị trường đầu nguồn) nhưng lại bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quyền sở hữu trí tuệ đó tại thì trường tiêu thụ (thị trường cuối nguồn) với giá thật thấp. Từ đó, khiến cho các doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng đồng thời là khách hành của doanh nghiệp định giá không có khả năng cạnh tranh về giá, bị loại bỏ ra khỏi thị trường gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì vậy, hành vi định giá hủy diệt được xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh của hầu hết các quốc gia.