4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1.2 Khái niệm, đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ hiểu một cách đơn giản là quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ hay nói cách khác đó là các quyền được trao cho chủ thể với các sáng tạo trí óc của họ nó bao gồm hai phần chính là quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật sẽ trao cho người sáng tạo quyền độc quyền đối với các sản phẩm sáng tạo đó trong một khoảng thời gian nhất định46.
Cụ thể hơn, theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) thì quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như quyền tài sản bất kỳ. Theo đó,
23
“…là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng
công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển
khoa học và công nghệ” Khoản 3 Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013
24 Quan điểm của chuyên gia, nhà hoạch định chính sách thể hiện tại thông tin được đăng tải trên
http://baochinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Tao-dot-pha-chien-luoc-trong-phat-trien-KHCN-va- doi-moi-sang-tao-o-Viet-Nam/366116.vgp truy cập ngày 27/8/2019
25
Quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) được công bố tại trang
nó cho phép người sáng tạo hoặc chủ sở hữu của bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc bản quyền được quyền khai thác và hưởng lợi từ thành quả của việc đầu tư, nghiên cứu sáng tạo.47
Tương tự như cách tiếp cận trên, khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hay nói cách khác, đó chính là quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản sở hữu trí tuệ48.
Nhìn chung, do xuất phát từ đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ có những đặc trưng riêng nên quyền sở hữu trí tuệ cũng có những điểm khác biệt nhất định so với quyền sở hữu các tài sản thông thường:
Thứ nhất, độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi thời gian bảo hộ Cũng giống như quyền của chủ sở hữu đối với các loại tài sản khác, đặc trưng đầu tiên của quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền độc quyền. Đây là quyền quan trọng mà pháp luật cần thừa nhận và bảo vệ cho chủ sở hữu như một cách thức đền bù cho những rủi ro thất bại và những hao tổn chi phí lớn mà chủ thể có thể gặp phải trong nghiên cứu, sáng tạo.
Theo đó, chủ sở hữu sẽ có quyền độc quyền khai thác cũng như ngăn cản người khác sử dụng, xâm phạm đến tài sản sở hữu trí tuệ của mình trong suốt khoảng thời gian được bảo hộ theo ghi nhận của văn bằng bảo hộ. Sở dĩ, pháp luật trao cho chủ sở hữu độc quyền đối với tài sản trí tuệ bởi lẽ đây là cách thức hiệu quả nhất để bảo vệ chủ thể quyền, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vốn dĩ có thể dễ dàng thực hiện do tính vô hình của tài sản sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng động lực cho các chủ thể sáng tạo và công bố các sản phẩm sáng tạo đó. Bởi lẽ, nếu quyền hạn của họ không được đảm bảo độc quyền thì các chủ thể sẽ không có động lực đầu tư cho hoạt động sáng tạo vốn dĩ cần rất nhiều tiền bạc và công sức cũng như không sẳn sàng chia sẽ các thành quả sáng tạo đó cho cộng đồng.
Tuy nhiên, khác với quyền sở hữu đối với các tài sản thông thường luôn được thừa nhận vô thời hạn thì đối với đa số các quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, thời hạn bảo hộ không phải là vô cùng. Cụ thể, quyền tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản đối với tác phẩm văn học được bảo hộ đến hết cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005); quyền đối với sáng chế được bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn (khoản 2 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ), đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm và có thể được gia hạn 2 lần (khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ)... Nhãn hiệu mặc dù có thể được bảo hộ lâu dài nhưng luật vẫn quy định thời hạn cụ thể là 10 năm và sẽ được gia hạn
5888 WIPO, What is Intellectual Property page 3
xem thêm tại https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/intproperty/450/wipo_pub_450.pdftruy cập ngày 15/4/2019
23 Tài sản sở hữu trí tuệ là “những sáng tạo của trí óc hình thành nên các sản phẩm như phát minh, tác phẩm văn chương, nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại”.
nhiều lần nhưng với điều kiện là phải nộp lệ phí gia hạn. Chỉ một số ngoại lệ như chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh là không bị giới hạn thời gian bảo hộ cụ thể.
Bởi lẽ tài sản sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, việc sử dụng nó phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của xã hội, người tiêu dùng – chủ thể cuối cùng hưởng lợi từ các thành quả của hoạt động sáng tạo. Do đó, cần có cơ chế để mọi chủ thể được quyền tiếp cận với nó trong sự đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu và quy định về thời hạn bảo hộ là yêu cầu hợp lý để đảm bảo sự cân bằng đó. Chính điều đó, khiến cho chủ sở hữu có khuynh hướng kéo dài sự độc quyền của mình bằng cách thực hiện các hành vi áp đặt có thể gây hạn chế cạnh tranh như duy trì độc quyền bằng nắm giữ các sáng chế phụ thuộc, các cải tiến liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thông qua điều khoản bắt buộc chuyển giao ngược hoặc áp đặt các điều kiện trong quá trình chuyển giao và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm tiếp tục kéo dài sự độc quyền cho dù thời gian bảo hộ không còn.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ mang lại lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các doanh nghiệp trong việc dành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể. Lợi thế cạnh tranh chính là các yếu tố giúp cho chủ thể có được lợi thế trong cuộc ganh đua đó. Đó chính là năng lực của doanh nghiệp có thể duy trì, củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lợi dài hạn và thị phần của mình trước những đối thủ cạnh tranh.
Hiểu một cách đơn giản lợi thế cạnh tranh là “bất cứ thứ gì một công ty có thể làm thực sự tốt so với các công ty đối thủ”. Tức là khi một doanh nghiệp có thể làm điều mà đối thủ cạnh tranh không thể làm hoặc sở hữu điều gì mà đối thủ mong muốn, đó có thể được coi là lợi thế cạnh tranh.
Michael Porter (1998) - học giả hàng đầu về lĩnh vực cạnh tranh cho rằng doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh từ việc tạo ra giá trị (cho khách hàng) cao hơn chi phí doanh nghiệp dùng để tạo ra giá trị đó. Từ đó, Porter cho rằng có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là: lợi thế về chi phí và lợi thế về khác biệt.
5888 Lợi thế về chi phí
Doanh nghiệp nào có cấu trúc chi phí càng thấp, càng hiệu quả thì càng có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành. Với cấu trúc chi phí thấp và hiệu quả hơn so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ đẩy đối thủ của mình vào thế khó trong cuộc chiến cạnh tranh. Tức là đối thủ sẽ tốn kém nhiều tiền hơn để có thể cạnh tranh với bạn hoặc bắt chước mô hình phát triển của bạn. Những yếu tố chính tạo nên lợi thế về chi phí bao gồm:
0 Công nghệ49
0
“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm”. Khoản 2 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017
«Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng
0 Quy trình và mức độ tự động hóa
1 Năng suất
2 Chi phí nguồn lực
3 Vị trí địa lý
0 Lợi thế về sự khác biệt
Để có được lợi thế về sự khác biêt, doanh nghiệp phải tìm kiếm cơ hội để trở thành “người duy nhất” trong ngành theo con mắt nhìn nhận chung của người mua dưới một khía cạnh nào đó50, và đương nhiên một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác biệt, duy nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là quyền sở hữu trí tuệ nói chung và công nghệ nói riêng. Bởi vì, công nghệ thể hiện trong mọi hoạt động giá trị và liên quan đến việc đạt được liên kết giữa các hoạt động đó nên công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả chi phí lẫn sự khác biệt hóa51.
Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố công nghệ thông qua việc nắm giữ các quyền sở hữu trí tuệ52 được xem như là yếu tố quan trọng giúp chủ thể có được lợi thế cạnh tranh. Bởi lẽ, nó đã tạo ra lợi thế về chi phí hoặc sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nếu một doanh nghiệp có thể phát minh, khai thác công nghệ tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì khi thực hiện một hoạt động thì doanh nghiệp đó sẽ thu được lợi thế cạnh tranh53. Bởi vì, ngoài sự tác động đến chi phí hoặc sự khác biệt hóa thông qua ảnh hưởng của mình, công nghệ còn tác động đến lợi thế cạnh tranh thông qua việc thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến những yếu tố tác động đến chi phí hoặc những yếu tố tác động đến sự độc nhất.
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp, việc nắm giữ các bí quyết kỹ thuật hoặc các sáng chế công nghệ mới sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với lợi ích to lớn mà sức mạnh thị trường mang lại thì không loại trừ chủ sở hữu sẽ lạm dụng điều đó để mở rộng sức ảnh hưởng của mình, ấn định hoặc duy trì mức giá quá cao thậm chí là loại bỏ đối thủ cạnh tranh và đương nhiên hành vi đó sẽ gây hại đến môi trường cạnh tranh, cần được ngăn cản và loại trừ.
Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ giúp chủ sở hữu có được sức mạnh thị trường Sức mạnh thị trường là khả năng doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng hành 0 gia tăng và duy trì giá ở mức cao hoặc kiểm soát, hạn chế sản lượng ở mức thấp nhằm tác động đến mức độ cạnh tranh trong thị trường trong một khoảng thời gian54.
Với lợi thế cạnh tranh mà quyền sở hữu trí tuệ mang lại, chủ sở hữu thường có sức mạnh thị trường đáng kể. Sức mạnh thị trường đó có thể được thể hiện thông qua khả năng loại trừ các chủ thể khác ra khỏi thị trường tác động vào cấu trúc cạnh tranh trên thị trường khi chủ sở hữu nắm giữ các sáng chế thiết yếu (là các sáng chế cơ bản, nền tảng cho hoạt
0
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ tr47 1
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ tr243 2
“Quyền sở hữu trí tuệ chính là nền tảng hình thành công nghệ và khuyến khích hoạt động đổi mới và chuyển
giao công nghệ”. UNIDO, The Role of Intellectual Property Rights in Technology Transfer and Economic
Growth: Theory and Evidence, Vienna, 2006 page 14
3
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ tr244
4 ABA Publishing, The Federal Antitrust Guidelines for the Licensing of Intellectual Property, second edited page 102
động sản xuất kinh doanh của mỗi ngành nghề) và từ chối cho phép các chủ thể khác sử dụng nó để gia nhập thị trường hay nói cách khác, sức mạnh thị trường của chủ sở hữu trong trường hợp này chính là sức mạnh loại trừ.
Bên cạnh đó, sức mạnh thị trường đáng kể của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ còn có thể được thể hiện thông qua sức mạnh về giá. Bởi lợi thế duy nhất, không có khả năng thay thế của quyền sở hữu trí tuệ nên hàng hóa chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ có những lợi thế vượt trội về sự khác biệt, độc nhất. Từ đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có khuynh hướng ấn định và duy trì mức giá cao hoặc hạn chế sản lượng sản xuất để tăng giá. Điều này buộc người người tiêu dùng phải trả một mức giá quá cao so với giá trị thật của hàng hóa và chủ sở hữu dễ dàng trục lợi từ khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận bởi việc định giá cao hơn giá cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ tạo cho chủ sở hữu có được đòn bẩy độc quyền
Với bản chất độc quyền và tầm quan trọng của tài sản sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp cho chủ sở hữu có được lợi thế cạnh tranh, thậm chí độc quyền trên thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng vị thế của mình, chủ sở hữu thường có khuynh hướng sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như một đòn bẩy để buộc bên nhận chuyển giao phải chấp nhận mua kèm các loại hàng hóa khác như một điều kiện để được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Lý thuyết về đòn bẩy trong kinh doanh gọi đó là đòn bẩy độc quyền.
Đòn bẩy độc quyền là việc sử dụng sức mạnh độc quyền có được trong một thị trường như là một công cụ gia tăng lợi thế cạnh tranh, tạo dựng vị trí độc quyền trong thị trường thứ hai55. Cụ thể doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường của một sản phẩm A (thị trường sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ) như một đòn bẩy để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường sản phẩm B (thị trường sản phẩm mà các chủ thể khác buộc phải chấp nhận nếu muốn có được sản phẩm A).
Tuy nhiên, điều đó có khả năng vi phạm pháp luật cạnh tranh, bởi theo Kaplow về Lý thuyết đòn bẩy56cho rằng: “với việc sở hữu các bằng sáng chế thì chủ sở hữu sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn hẳn đối thủ và họ sẽ sử dụng các sáng chế này như là một công cụ (đòn bẩy) để giành ưu thế độc quyền không những trên thị trường sản phẩm của họ mà còn trên thị trường liên quan khác. Do đó, các chủ sở hữu có khuynh hướng từ chối cấp phép quyền sử dụng các sáng chế này cho các chủ thể khác nhằm duy trì lợi thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, chính điều này sẽ dẫn đến sự triệt tiêu việc tiếp cận các công nghệ sản phẩm mới của khách hàng hoặc của các quốc gia. Điều đó sẽ bóp méo môi trường cạnh tranh liên quan”.
0 Eun K. Chang (2009), Expanding Definition of Monopoly Leveraging, University of Miami Business Law Review page 5
1
Louis Kaplow (1985), Extention of Monopoly Power Through Leverage, Colombia Law Review, vol.85: page 515
Dưới góc độ cạnh tranh, lý thuyết đòn bẩy được sử dụng để đánh giá, điều chỉnh cho hành vi bán kèm hoặc chuyển giao cả gói trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt trong trường hợp hành vi gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.57 Thứ năm, việc thực hiện quyền của chủ sở hữu sẽ bị hạn chế trong một số trường