Cơ sở thực tiễn về quản lý phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Cơ sở thực tiễn về quản lý phí và lệ phí

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1. Tỉnh Quảng Trị

Vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 182/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập. Thông tư quy định mức thu phí đối với người lớn, mức thu 40.000 đồng/người/lượt.

Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề, mức thu là 20.000 đồng/người/lượt. Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

Đối với trẻ em, (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi ) học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, mức thu 10.000 đồng/người/lượt. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi. Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

Thông tư nêu rõ miễn thu phí tham quan đối với các đoàn khách tham quan là đại biểu, khách mời của cơ quan Đảng, Nhà nước. Trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-

CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Bên cạnh đó, giảm 50% mức phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập đối với một số trường hợp. Tổ chức thu phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải cho các chi phí theo quy định, nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước.

Sau khi xem xét các quy định, thực tiễn hoạt động tại các di tích lịch sử, HĐND tỉnh Quảng Trị thống nhất, năm 2017 không áp dụng thu phí đối với khu di tích Thành Cổ Quảng Trị, kể cả khách nước ngoài đến tham quan tại đây.

Liên quan đến mức thu các loại phí, lệ phí tham quan các di tích lịch sử, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đề nghị bổ sung danh mục phí di tích Thành cổ Quảng Trị áp dụng cho đối tượng “Khách tham quan là người nước ngoài”, với mức thu 150.000 đồng/người/lần.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, không nên đặt việc thu phí đối với Thành cổ Quảng Trị, bởi đây là nơi khách và thân nhân liệt sĩ đến viếng và tri ân, khách nước ngoài đến Thành cổ cũng không nhiều. Do vậy, việc thu phí sẽ không phù hợp. Hơn nữa, tỉnh Quảng Trị đang có chủ trương giới thiệu, quảng bá hình ảnh.

Cũng tại cuộc họp này, HĐND tỉnh Quảng Trị quyết định, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, sân bay Tà Cơn áp dụng chung mức thu phí 50.000 đồng để huy động đóng góp của cộng đồng vào việc trùng tu, vận hành quản lý các di tích này. [11]

1.2.1.2. Tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn thu phí tại chùa Hương Tích (Thiên Lộc - Can Lộc) 9 tháng năm 2015 đạt trên 2,7 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với năm 2014 (1,7 tỷ đồng). Theo đánh giá của Quyền trưởng Ban Quản lý (BQL) Khu du lịch Nguyễn Duy Vị: “Ngoài lý do khách quan là mệnh giá vé vào cổng tăng, thì công tác quản lý thu

phí có sự vào cuộc đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, ngành nên đã góp phần tăng thu ngân sách”.

Hàng năm, Khu du lịch chùa Hương Tích đón hàng vạn du khách thập phương đến vãn cảnh, đặc biệt là trong mùa lễ hội từ tháng 12 - tháng 3 âm lịch. Theo thống kê, lượng du khách hàng năm đều tăng cao và tỷ lệ thuận với nguồn thu từ phí. Cụ thể: năm 2013, có 12.000 lượt khách, thu về 1,4 tỷ đồng tiền phí; năm 2014: 13.700 lượt khách, thu 1,6 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2015, có 13.600 lượt khách, thu về 2,6 tỷ đồng.

Căn cứ vào lượng du khách và số thu hàng năm, các đơn vị liên quan trên địa bàn đã xác định nguồn thu tại chùa Hương Tích có chiều hướng phát triển và mang tính chiến lược, kết hợp với chỉ tiêu thu ngân sách toàn huyện được giao khá cao nên ngay từ đầu năm, UBND huyện, Chi cục Thuế Can Lộc, BQL Khu du lịch… đã phối hợp nhuần nhuyễn, nhằm tăng thu và hạn chế tối đa thất thu. Đồng thời, những hình ảnh mất trật tự khi đến vãn cảnh chùa dần được khắc phục.

Trước đây, đường vào chùa nằm trên 2 nhánh, một nhánh có ki-ốt bán vé và nhánh còn lại mặc dù đã rào dây kẽm gai nhưng đợt cao điểm, du khách vẫn trèo qua nên việc mua vé, soát vé còn nhiều bất cập, vừa gây lộn xộn, vừa thất thoát lượng lớn tiền phí. Do vậy, đầu năm 2015, UBND huyện đã chỉ đạo quy hoạch lại hệ thống đường vào chùa, ki-ốt bán vé, soát vé. Theo đó, phá dỡ 3 ki-ốt bán vé cũ để xây dựng một điểm bán tập trung, mở rộng cổng chính, chuyển vào phía trong để khi muốn vào chùa, du khách bắt buộc phải qua lối này. Đặc biệt, cổng chính và cổng bến thuyền máy được lắp đặt khung sắt ziczac, đưa việc xếp hàng vào quy củ, đồng thời, hạn chế thấp nhất việc trốn mua vé.

“Để quản lý lượng khách qua cổng, kịp thời điều tiết khi ùn tắc; tránh tình trạng đội ngũ xe ôm tranh giành khách và quản lý cán bộ bán vé, soát vé (không xé vé để quay vòng bán lại), BQL đã đầu tư hệ thống camera giám sát

tại các ki-ốt bán vé, cổng soát vé trị giá trên 50 triệu đồng. Hệ thống giám sát được cập nhật vào điện thoại di động của lãnh đạo huyện và các trưởng, phó ban nên có thể theo dõi bất cứ lúc nào"- ông Nguyễn Duy Vị cho hay.

Đặc biệt, tính đến thời điểm này, số thu đã vượt gấp đôi so với năm ngoái. Đây là kết quả từ sự chỉ đạo của UBND huyện, sự tham mưu “sát sườn"của Chi cục Thuế Can Lộc, tinh thần phối hợp quản lý của cấp cơ sở và sự nghiêm túc, quyết liệt thực hiện của BQL. Riêng thời gian khai hội, gần 80 người thuộc lực lượng công an, dân quân tự vệ… được tăng cường để đảm bảo an ninh trật tự; 2 cán bộ thuế giám sát việc quản lý vé và 3 cán bộ kiểm tra đột xuất việc sử dụng vé vào cổng.

Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc - Võ Nhân Nông cho biết: “Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, chính quyền địa phương đã tăng cường lực lượng kịp thời để góp phần quản lý tại Khu du lịch chùa Hương Tích, lúc cao điểm huy động 12 chiến sĩ dân quân tự vệ. Ngoài ra, UBND xã cũng đã tham mưu thành lập tổ hợp tác nhằm tập hợp đội ngũ xe ôm hoạt động bài bản, tránh cò mồi vé, gây thất thoát ngân sách”.[10]

1.2.2. Bài học về quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Một là, ứng dụng khoa học công nghệ để kiểm soát như lắp camera tại

các điểm thu phí và lệ phí; sử dụng hệ thống mã vạch của vé qua cửa để kiểm soát nguồn thu phí và lệ phí của khách hàng.

Hai là, quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình

quản lý để đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thu phí, lệ phí. Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự quy định một khoản thu phí, lệ phí. Việc lập kế hoạch phải đầy đủ kịp thời để tổng hợp vào ngân sách tỉnh.

Ba là, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý phí và lệ phí đổi

mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống; vừa đào tạo, bồi dưỡng thành thạo kỹ

năng nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ cho nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí.

Bốn là, rà soát và thống nhất một số loại phí, lệ phí đang được quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất theo quy định của pháp luật phí và lệ phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)