Nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 72 - 81)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu phí và lệ phí

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch

3.3.1.Nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu phí và lệ phí

3.3.1.1. Quy mô và hiệu quả bộ máy của tổ chức thu phí, lệ phí

Để tăng cường công tác thu phí, lệ phí và kiểm soát nguồn thu phí và lệ phí tại Khu di tích, Ban Quản lý khu di tích tăng cường lực lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ nhân dân trong dịp lễ cao điểm.

Bảng 3.8: Đánh giá về hiệu quả quản lý phí và lệ phí của cán bộ quản lý và nhân viên tại Khu di tích Đền Hùng

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (𝑿̅) tTB

Bộ máy quản lý tinh gọn, được

kiện toàn 5 10 27 24 19 3.49 4

Không có sự chồng chéo nhiệm

vụ giữa các bộ phận phòng ban 2 4 8 26 45 4.27 1

Nguồn nhân lực được sắp xếp

kiện toàn 8 12 20 26 19 3.42 5

Tăng cường và nâng cao năng

lực lãnh đạo toàn diện 3 6 8 28 40 4.13 3

Tiết kiệm, hiệu quả 3 6 6 21 49 4.26 2

Tổng 𝑿̅ = 3.91

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng số liệu 3.8 trên có thể thấy số lượng người trả lời từng mức độ của từng tiêu chí về chính sách quy mô và hiệu quả của tổ chức bộ máy thu phí và lệ phí tại Khu di tích được 85 cán bộ nhân viên và các nhà quản lý thu phí, lệ phí tại Khu di tích lịch sử đánh giá 𝑋̅ = 3,91 xếp loại khá. Tiêu chí xếp thứ nhất là “Không có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các bộ phận phòng ban"đạt 4.27 và tiêu chí “Tiết kiệm, hiệu quả"đạt 4.26 điểm, xếp loại tốt. Tiêu chí xếp thứ ba là “Tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện"đạt 4.13 điểm, tiêu chí “Bộ máy quản lý tinh gọn, được kiện toàn"đạt 3.49 điểm và cuối cùng

là tiêu chí “Nguồn nhân lực được sắp xếp kiện toàn"đạt 3.42 điểm, xếp loại khá. Nhìn chung với kết quả đánh giá các tiêu chí trên cho kết quả khá tốt cho thấy Bộ máy quản lý phí và lệ phí được đánh giá là hiệu quả. Mỗi phòng, ban, bộ phận sẽ có chức năng nhiệm vụ khác nhau, chính điều này là cơ sở quan trọng để đánh giá được tính hiệu quả của bộ máy.

3.3.1.2. Chính sách, pháp luật của nhà nước

Chính sách pháp luật của nhà nước điều chỉnh phạm vi hoạt động, đối tượng áp dụng thu phí và lệ phí. Đối với địa điểm Khu di tích lịch sử đền Hùng, là nơi người dân hướng về cuội nguồn nên các loại phí và lệ phí được nhà nước sử dụng mức phí thấp để khoản thu này bù đắp các chi phí dùng cho Khu di tích. Chính sách về phí và lệ phí của Nhà nước được áp dụng đó là:

- Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết Pháp lệnh phí, lệ phí;

- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

- Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương;

Chính sách này là căn cứ để HĐND tỉnh Phú Thọ xây dựng quy định mức thu phí và lệ phí. Các chính sách quy định này ảnh hưởng đến công tác thu và sử dụng phí và lệ phí như: Nghị quyết số 181/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc đưa ra tỷ lệ điều tiết nguồn thu phí và lệ phí; Văn bản số 569/UBND-VX2 ngày 02/3/2010 của UBND tỉnh về việc bố trí nguồn kinh phí cho một số nhiệm vụ tại khu di tích lịch sử Đền Hùng; Nghị quyết số 17/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ quy định mức thu phí và lệ phí sử dụng lề đường, trông coi phương tiện; Nghị

quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ về quy định mức phí vệ sinh. Trong quá trình quản lý thu và lệ phí thu phí từ hoạt động thăm quan của du khách, còn những bất cập của chính sách, chi tiết bảng số liệu 3.9 sau:

Bảng 3.9: Đánh giá của cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên về chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí tại Khu di tích đền Hùng

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (𝑿̅) tTB Phù hợp với tình hình thực tế thu và sử dụng 5 10 27 24 19 3.49 2 Công khai minh bạch 3 8 12 26 36 3.99 1 Tỷ lệ điều tiết phù hợp 10 35 28 12 0 2.49 3

Tổng 𝑿̅ = 3.32

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng số liệu 3.9 trên có thể thấy số lượng người trả lời từng mức độ của từng tiêu chí về chính sách thu phí và lệ phí được 85 cán bộ nhân viên và các nhà quản lý thu phí, lệ phí tại khu di tích lịch sử đánh giá 𝑋̅ = 3,32 xếp loại khá. Các tiêu chí được đánh giá chi tiết nhơ sau: tiêu chí “công khai minh bạch"đạt 3.99 điểm xếp loại khá, tiêu chí “Phù hợp với tình hình thực tế thu và sử dụng"đạt 3.49 điểm xếp loại khá, nhưng tiêu chí “Tỷ lệ điều tiết"được đánh giá thấp nhất đạt 2.49 điểm xếp loại trung bình là do, tỷ lệ % mà Ban quản lý giữ lại thấp và mức % nộp vào NSNN tỉnh còn cao. Cụ thể, đối với các phí, lệ phí trích lại 20% để duy trì chi các khoản như sửa chữa, trùng tu khu di tích, chi phí nước, điện thắp sáng công cộng, bổ sung hoa cây cảnh, chi phí lương, phụ cấp cho Bộ máy quản lý thu phí tại Khu di tích. Do trong thời gian từ năm 2014 - 2016, Khu di tích phải sửa chữa nâng cấp thêm các công trình đưa vào sử dụng mới nên số tỷ lệ trích lại không đủ bù đắp chi phí để trả cho các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao không đáp ứng được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.3. Sự hưởng ứng của người dân đối với các dịch vụ công

Các khoản phí và lệ phí mà người dân quan tâm khi đến với Khu di tích không chỉ là các khoản chi phí vé, vệ sinh, phí trông giữ phương tiện cho họ mà bản thân du khách quan tâm đến phí các dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển hành khách trong khuôn viên Khu di tích. Các dịch vụ công sẽ có ý nghĩa lớn khi du khách đánh giá và cảm nhận như các quy định về bảng giá dịch vụ tại khu di tích, quy trình thu phí và lệ phí;…

Bảng 3.10: Đánh giá của du khách về các dịch vụ công tại Khu di tích lịch sử đền Hùng

Tiêu chí đánh giá Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Các dịch vụ công có chất lượng tốt 237 67,72 Các dịch vụ công có chất lượng thấp 89 25,42

Không ý kiến 24 6,86

Tổng 350 100

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Từ kết quả bảng số liệu 3.10 cho thấy, đa số du khách đánh giá dịch vụ công tại Khu di tích có chất lượng tốt chiếm 67,72%, chất lượng thấp chỉ chiếm 25,42% và có 6,86% du khách không đưa ra ý kiến. Có sự chênh lệch đánh giá ý kiến về chất lượng dịch vụ công không thể tránh khỏi vì mỗi quan điểm của du khách về mức phí, lệ phí là khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhận thấy, đa phần du khách chấp nhận mức phí và cho rằng chất lượng dịch vụ công tốt là tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý phí và lệ phí, vì chất lượng tốt mới thu hút đông đảo du khách đến khu di tích và tăng được nguồn thu cho di tích, đóng góp vào NSNN địa phương.

3.3.1.4. Quan niệm của người dân hướng về cội nguồn của dân tộc

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống

nguồn nhằm giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Do vậy mức thu phí và lệ phí ở các khu du lịch tâm linh thông thường thấp, mức thu đó đảm bảo dịch vụ cung ứng của khu du lịch tâm linh được đông đảo người dân chấp nhận và hưởng ứng. Mức thu phí và lệ phí được thu nhằm bù đắp chi phí như xây dựng, cải tạo khu di tích; tổ chức bộ máy quản lý khu di tích, …

Bảng 3.11: Kết quả điều tra du khách về quan niệm hướng về cội nguồn của dân tộc tại Khu di tích lịch sử đền Hùng

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (𝑿̅) tTB

Tìm về nguồn cuội để tiếp thêm

tinh thần xây dựng đất nước 17 32 84 115 102 3.72 3 Giữ gìn truyền thống văn hóa tâm

linh của dân tộc 10 41 102 132 65 3.57 4 Tôn trọng sự uy nghi cổ kính của

Khu di tích 7 36 71 124 112 3.85 1 Nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc 9 41 80 110 110 3.77 2

Tổng 𝑿̅ = 3.73

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng số liệu 3.11 trên có thể thấy số lượng người trả lời từng mức độ của từng tiêu chí quan niệm của người dân về nguồn cuội đạt điểm trung bình 𝑋̅ = 3,73 điểm, xếp loại khá. Trong đó, tiêu chí “Tôn trọng sự uy nghi cổ kính của khu di tích"đạt điểm cao nhất là 3,85 điểm, tiêu chí “Nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc"đạt 3,77 điểm, tiêu chí “Tìm về nguồn cuội để tiếp thêm tinh thần xây dựng đất nước"đạt 3,73 điểm và tiêu chí xếp cuối cùng là “Giữ gìn truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc"đạt 3,57 điểm. Nhìn chung kết quả đạt điểm tiêu chí thành phần đạt điểm khá, cho thấy người dân ý thức được bản thân cần giữ gìn nét văn hóa tâm linh hướng về nguồn cuội của dân tộc, sẽ lựa chọn khu di tích là điểm đến văn hóa tâm linh, sẽ giúp cho quy mô và số lượng

phí và thu phí tại khu di tích tăng, ảnh hưởng đến bộ máy quản lý thêm nặng nề trách nhiệm hơn.

Biểu đồ 3.3: Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014 - 2016

(Nguồn: Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng)

Biểu đồ 3.3 trên phản ánh số lượng khách hàng đến tham quan tìm hiểu khu di tích ngày càng đông. Du khách bao gồm cả cá nhân người nước ngoài và cá tổ chức đoàn thể đến dâng hương tưởng nhớ lịch sử vua Hùng. Số lượng du khách tăng qua các năm từ năm 2014 - 2016: Đối với du khách cá nhân, năm 2014 đạt 90.429 người, năm 2015 đạt 98.409 người, tăng thêm 7.980 người, tăng tương ứng là 8,82%. Năm 2016 du khách cá nhân là 105.671 người, tăng thêm 7.262 người và tăng tương ứng là 7,38%. Tốc độ tăng bình quân của du khách cá nhân trong 3 năm là là 108,71%. Đối với du khách là cơ quan, tổ chức, số lượng các đoàn đến khu di tích tăng, năm 2014 có 1.648 đoàn, năm 2015 có 3.632 đoàn, tăng thêm 1.984 đoàn, tăng tương ứng là 120,39% ; năm 2016 có 4.362 đoàn, tăng thêm 730 đoàn, tăng tương ứng là 20,1%. Tốc độ tăng của du khách là tổ chức là 162,69%. Nguyên nhân là do mỗi cá nhân du khách hành hương đều muốn hướng về cuội nguồn để gìn giữ văn hóa của dân tộc mình.

90429 98409 105671 1648 3632 4362 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng khách cá nhân (người) Số lượng khách tổ chức (đoàn)

Bảng 3.12: Số lượng du khách sử dụng các dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ năm 2014 - 2016

TT Nội dung thu phí Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) % (+/-) % 1 Dịch vụ ăn uống nhà hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng khách cá nhân (người) 16.957 17.795 15.774 838 4,94 -2021 -11,36 96,45 Số lượng khách tổ chức (đoàn) 353 542 372 189 53,54 -170 -31,37 102,66

2 Dịch vụ hướng dẫn du lịch

Số lượng khách (người) 4.861 7.832 4.048 2.971 61,12 -3784 -48,31 91,26 Số lượng khách tổ chức (đoàn) 221 164 144 -57 -25,79 -20 -12,2 80,72

3 Dịch vụ lưu trú

Số lượng khách cá nhân (người) 781 782 1137 1 0,13 355 45,4 120,66

Số lượng khách tổ chức (đoàn) 102 67 85 -35 -34,31 18 26,87 91,29

4 Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô điện

Số lượng khách cá nhân (người) 67.830 72.000 84.712 4.170 6,15 12712 17,66 111,75 Số lượng khách tổ chức (đoàn) 972 2.859 3761 1.887 194,14 902 31,55 196,71

Tổng Số lượng khách cá nhân (người) 90.429 98.409 105.671 7.980 8,82 7262 7,38 108,1 Số lượng khách tổ chức (đoàn) 1.648 3.632 4.362 1.984 120,39 730 20,1 162,69

3.3.1.5. Thời điểm khách hành hương đến khu du lịch tâm linh

Số lượng khách về thăm viếng Đền Hùng tập trung vào 3 tháng mùa xuân hàng năm, ngày 10/3 Âm lịch được chọn là ngày Quốc Giỗ, đây là thời gian mà người dân khắp nơi hướng về cuội nguồn. Số lượng khách đông, cả khách cá nhân và tổ chức đến dâng hương, cả khách quốc tế đến thăm quan, tìm hiểu, do vậy đòi hỏi nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống nhà hàng, hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách bằng ô tô điện và đặc biệt là Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải tăng cường thêm nhân lực thu vé và kiểm soát vé, phí trông giữ phương tiện ô tô xe máy, phí vệ sinh cũng tăng lên. Như vậy, tháng 3 Âm lịch là tháng cao điểm về thu phí và lệ phí của khu di tích Đền Hùng, chiếm 61,14% thời điểm khách chọn , đòi hỏi tập trung nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ dịch vụ đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Bảng 3.13: Thời điểm khách hàng hương về Khu di tích Đền Hùng Thời điểm Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Bất kỳ ngày nào trong năm 33 9,43

Ngày 10/3 âm lịch 214 61,14

Ngày đầu tết nguyên đán 103 29,43

Tổng 350 100

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Bên cạnh đó, các lệ phí mà Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng thu thêm được từ việc cho thuê diện tích đất kinh doanh bán hàng sẽ tăng. Ngoài ra, Khu di tích lịch sử đền Hùng là điểm du lịch các tỉnh Phía Bắc, nằm trong tour du lịch tâm linh được lựa chọn đối với các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch của nước ta. Tại bảng số liệu 3.13, số lượng khách đến đây sẽ dàn trải vào các thời điểm khác trong năm, địa điểm thu hút cả du khách nước ngoài đến tìm hiểu văn hóa lịch sử, tỷ lệ khách hành hương đi bất kỳ ngày nào trong năm

hàng hương như vậy, có thể thấy, khu di tích lịch sử được du khách lựa chọn thời điểm trong năm để đến, chính điều đó làm cho khoản thu phí và lệ phí tăng thêm.

3.3.1.6. Thu nhập của khách hành hương trong những năm gần đây

Nền kinh tế phát triển làm cho thu nhập của người dân càng tăng cao. Đời sống kinh tế bớt khó khăn thay vào đó người dân sẽ tìm về cuội nguồn, hướng đến giá trị tinh thần, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử với truyền thống yêu nước lâu đời.

Để thu hút được khách hành hương đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng rất cần yếu tố hậu thuẫn là thu nhập, bởi vì ngoài sử dụng dịch vụ du lịch tâm linh khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ gia tăng như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển hành khách trong khuôn viên khu di tích,… giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 72 - 81)