0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 -36 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.

Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các Văn kiện, Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Cục Thuế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và các Sở, Ban, ngành có liên quan thuộc tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Cán bộ quản lý và nhân viên thu phí và lệ phí; Du khách hành hương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng.

b. Quy mô mẫu nghiên cứu

Hiện nay số lượng các nhà quản lý có liên quan tới Khu di tích Đền Hùng là 39 người và số các cán bộ, nhân viên tham gia vào quá trình quản lý phí và lệ phí là 58 người. Để chọn ra số lượng mẫu nghiên cứu cho mối loại tác giả sử dụng công thức thống kê chọn mẫu của Slovin:

n=N/(1+N*e2)

Trong đó: n là cỡ mẫu (số người được lựa chọn để phỏng vấn)

N là tổng thể (tổng số nhà quản lý hoặc tổng số cán bộ, nhân viên). e là sai số (thường chọn e=5%)

Áp dụng công thức trên, chúng ta sẽ xác định được số lượng cần phỏng vấn cho mỗi đối tượng là: 35 người là các nhà quản lý và 50 người là các cán bộ, nhân viên.

Còn đối với khách hành hương về Đền Hùng, theo số liệu thống kê của Khu di tích thì lượng khách đổ về tham quan, thắp hương và theo tín ngưỡng tập trung nhiều nhất và tháng 3 âm lịch (tháng có ngày hội chính) ngoài ra số lượng khách sẽ trải đều trong các tháng mùa thu và mùa xuân trong năm. Bình quân trong những hai tháng sát ngày lễ hội (tháng 2 và tháng 3 âm lịch) số lượng khách gần 3 triệu người một tháng. Vì vậy để chọn được số lượng khách tham gia trả lời phỏng vấn, tác giả đã thực hiện điều tra trực tiếp tại lễ hội hoặc phát phiếu điều tra cho khách du lịch hoặc phỏng vấn qua điện thoại, email và các phương tiện khác trong tháng 2 và tháng 3 (âm lịch). Theo thống kê của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, số khách đến sử dụng đầy đủ các dịch vụ có phí và lệ phí là 2800 người, theo chọn mẫu Slovin tính toán được n =350. Vậy số phiếu phát ra cho du khách là 350 phiếu khảo sát.

Bảng 2.1: Đối tượng và mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Mẫu điều tra

1. Các nhà quản lý 35

2.Cán bộ nhân viên 50

3. Du khách hành hương 350

Tổng 435

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) c. Cấu trúc phiếu điều tra

Phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin chung về đối tượng điều tra

Phần II: Nội dung khảo sát. Nội dung này phục vụ cho việc thu thập số liệu trực tiếp từ các lãnh đạo chủ chốt như Lãnh đạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng; các cán bộ, nhân viên; một số khách hành hương được chọn, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng những nội dung nghiên cứu đã được xác định thông qua các tiêu chí về các chế độ chính sách của nhà nước, của tỉnh về phí và lệ phi; chất lượng các dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 -36 )

×