Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý phí và lệ phí

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phí và lệ phí

1.1.5.1. Nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu phí và lệ phí

- Quy mô và hiệu quả bộ máy của tổ chức thu phí, lệ phí

Quy mô thu thu phí và lệ phí phụ thuộc số lượt khách đến các địa phương tham quan. Số lượt khách càng tăng thì số phí và lệ phí thu được sẽ lớn, số lượt khách ít thì số phí và lệ phí thu được sẽ ít.

Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Do vậy mà Nhà nước sẽ ra các văn bản pháp luật, quy định, nghị định, thông tư về phí và lệ phí để công dân có thể sửa dụng các dịch vụ do nhà nước cung cấp một cách hợp lý, giúp nhà nước bù đắp một phần chi phí cung cấp các dịch vụ công.

- Sự hưởng ứng của người dân đối với các dịch vụ công

Đối với hầu hết các quốc gia, việc cung ứng dịch vụ công dựa trên nguyên tắc tất cả công dân được tiếp nhận bình đẳng các dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và giám sát tính hiệu quả trong cung ứng và tính công bằng trong thụ hưởng dịch vụ công. Để thực hiện được điều này, nhà nước phải dành một nguồn lực tài chính quan trọng cho cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về dịch vụ công tăng nhanh dẫn đến tình trạng khoản chi phí cho những dịch vụ này vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, cho nên Nhà nước đưa ra các chính sách thu phí và lệ phí để thu bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ.

Các bộ, ngành, địa phương phải sử dụng hiệu quả kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức; xem xét sự hài lòng của người dân về mức phí và lệ phí áp dụng. Khi người dân sự hài lòng sẽ hưởng ứng tích cực các chính sách và công tác thu phí và lệ phí sẽ thuận lợi, không có những ý kiến trái chiều, băn khoăn của người dân về dịch vụ công của nhà nước.

- Quan niệm của người dân hướng về cội nguồn của dân tộc

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Những lợi ích của du lịch tâm linh

không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống của nhân dân các dân tộc. Đời sống phát triển, tâm lý người dân tìm về cuội nguồn nhằm giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Do vậy mức thu phí và lệ phí ở các khu du lịch tâm linh thông thường thấp, mức thu đó đảm bảo dịch vụ cung ứng của khu du lịch tâm linh được đông đảo người dân chấp nhận và hưởng ứng. Mức thu phí và lệ phí được thu nhằm bù đắp chi phí như xây dựng, cải tạo khu di tích; tổ chức bộ máy quản lý khu di tích,…

- Thời điểm khách hành hương đến khu du lịch tâm linh

Mỗi khu di tích lịch sử đều có mốc thời gian ghi dấu ấn lịch sử quan trọng đã diễn ra trong quá khứ. Thời điểm ôn lại dấu mốc đó là thời gian khách du lịch hành hương đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Do vậy sẽ thu hút đông đảo khách du lịch làm cho công tác thu phí và lệ phí sẽ phải tập trung nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện công tác thu này.

- Thu nhập của khách hành hương trong những năm gần đây:

Nền kinh tế phát triển làm cho thu nhập của người dân càng tăng cao. Đời sống kinh tế bớt khó khăn thay vào đó người dân sẽ tìm về cuội nguồn, hướng đến giá trị tinh thần. Do đó, nhu cầu đi du lịch tâm linh trở nên phổ biến và là món ăn tinh thần giúp nhiều người tham gia hơn. Thu nhập cao giúp cho công tác thu phí và lệ phí diễn ra nhanh chóng, vì người dân sẽ không có tâm lý mặc cả, hơn nữa, phí và lệ phí được thu từ dịch vụ công của khu du lịch tâm linh nên khả năng chấp nhận phí dễ dàng hơn.

1.1.5.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng phí và lệ phí

- Nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ: Một trong những đặc điểm của việc sử dụng các khoản thu từ phí và lệ phí là để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội. Do vậy các khoản chi sẽ tăng lên khi kinh tế rơi vào khủng hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.

- Hiệu quả chi của bộ máy: Cũng giống như quản lý thu phí và lệ phí, bộ máy chi của tổ chức đạt hiệu quả tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ tiết kiệm một khoản chi lớn, số chi vô ích sẽ giảm đi đáng kể.

- Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên: đây là yếu tố tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng phí và lệ phí của tổ chức, với lao động có tay nghề cao hơn, máy móc hiện đại hơn, tổ chức sẽ tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)