Đối với Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3.Đối với Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng

4.3. Kiến nghị

4.3.3.Đối với Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng

- Mạnh dạn xin tăng tỷ lệ điều tiết mức thu phí và lệ phí lên 30% giữ lại và 70% nộp vào NSNN tỉnh Phú Thọ.

- Để bộ máy tổ chức quản lý thu phí và lệ phí có hiệu quả cần kiện toàn sớm bộ máy, nguồn nhân lực; tinh giản nguồn nhân lực để Ban quản lý không phải chi thêm tiền lương cho nhân viên dư thừa hoặc công việc theo mùa vụ cao điểm vào tháng 3 âm lịch.

- Sử dụng biên lai in ấn rõ ràng, đặc biệt là biên lai phí công đức, cần nghiêm túc chấp hành quy định.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Ban quản lý khu di tích bằng cách cho tham gia tập huấn hoặc cử đi học nâng cao nghiệp vụ.

- Khoản thu vé vào Khu di tích nên bãi bỏ, thay vào đó tăng phí các dịch vụ công nhằm thu hút đông đảo du khách hơn, làm tăng nguồn thu cho Khu di tích.

KẾT LUẬN

Có thể nói, phí, lệ phí gắn liền với dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách phí, lệ phí cần tạo hành lang pháp lý để khuyến khích phát triển các dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trên quan điểm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức cung ứng dịch vụ công và người sử dụng dịch vụ công, đồng thời đảm bảo vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Đặc biệt, cần thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí; tập trung nguồn thu vào NSNN, đảm bảo tính thống nhất của NSNN.

Với luận văn “Quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng,

tỉnh Phú Thọ"đã đi sâu và phân tích công tác quản lý phí và lệ phí, kết quả đạt

được: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phí và lệ phí.

Hai là, đánh giá và phân tích thực trạng công tác quản lý phí và lệ phí tại Khu

di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Ba là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ và Bốn là, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra công tác quản lý phí và lệ phí còn gặp khó khăn như cơ chế quản lý, sử dụng phí, lệ phí và cơ chế tự chủ chưa đồng bộ. Ban quản lý Khu di tích còn phụ thuộc vào cơ chế điều hành quản lý và sử dụng phí của HĐND và UBND tỉnh nên còn nhiều hạng mục chi chưa được tự chủ; Việc lập, giao dự toán không sát với thực tế. Tỷ lệ phần trăm điều tiết nguồn thu còn thấp, Ban quản lý phải trích lại 80% để nộp cho NSNN nên chi cho các hạng mục dịch vụ lớn, chưa thể thu hồi được ngay, Mua sắm các trang bị phục vụ cho dịch vụ công còn nhiều, lãng phí….

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn không khỏi thiếu sót, mắc những khuyết điểm. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô, Ban lãnh đạo cùng các cán bộ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để luận văn được hoàn thiện cũng như có khả năng áp dụng những giải pháp vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thu phí và lệ phí từ năm 2014-2016 tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, số 207/BC của UBND tỉnh Phú Thọ.

2. Lê Chi Mai (2004), Quản lý dịch vụ công, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2003), Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Võ Thị Mạnh Lộc (2010), Giáo trình NCKH và viết đề cương nghiên cứu

(ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội), NXB Đại học Cần Thơ.

5. Luật Ngân sách nhà nước (2015), số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. 6. Luật phí và lệ phí (2015), số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015.

7. Vũ Thanh Sơn (2009), Cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng

hàng hoá và dịch vụ, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

8. Hồ Văn Vĩnh (2003), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (2013), Hoàn thiện pháp luật

về phí, lệ phí, Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án: Tăng cường

năng lực giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam

Webite

10. http://baohatinh.vn/du-lich/khu-du-lich-chua-huong-tich-gop-phan-tang- thu-ngan-sach/103764.htm, truy cập ngày 24/4/2017

11. http://giadinh.net.vn/xa-hoi/phi-tham-quan-le-hoi-di-tich-lich-su-nam- 2017-noi-muon-bo-cho-muon-thu-them-2016122421382814.htm, truy cập ngày 12/5/2017.

Tài liệu tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Claudia Dziobek, Carlos Gutierrez Mangas and Phebby Kufa (2010),

Measuring Fiscal Decentralization - Exploring the IMF’s Databases, IMF

Working Paper.

13. Fees and Charges-cost recovery by local government, Victorian Auditor-

14. McKevitt D. (1998), Managing Core Public Services, Blackwell

Publishers.

15. Peters G., Savoie D. (2000), Government in the Twenty-first Century - Revitalizing the Public Services, McGill - Queen’s University Press.

16. Sibanda M. (1994), Sustaining Quality in Government Serivices,

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Hãy trả lời hoặc đánh dấu (x) vào các câu trả lời phù hợp với ý kiến của anh/chị. Mọi thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dành cho cuộc nghiên cứu của chúng tôi và được giữ bí mật riêng. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!

Phần I: Thông tin chung

Họ tên: ………

Địa chỉ: ………

Số điện thoại: ………

Nghề nghiệp: ………

Tuổi: ……… Giới tính: ………

Trình độ văn hóa: ………Trình độ chuyên môn:……… □ Du khách

□ Cán bộ quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng □ Cán bộ nhân viên khu di tích lịch sử Đền Hùng

Phần II: Nội dung khảo sát

Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

I.DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÁN BỘ NHÂN VIÊN CỦA KHU DI TÍCH

1. Đánh giá về hiệu quả quản lý phí và lệ phí

Bộ máy quản lý tinh gọn, được kiện toàn Không có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các bộ phận phòng ban

Nguồn nhân lực được sắp xếp kiện toàn Tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

2. Đánh giá về chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí

Phù hợp với tình hình thực tế thu và sử dụng

Công khai minh bạch Tỷ lệ điều tiết phù hợp

II.DÁNH CHO DU KHÁCH

1.Quan niệm hướng về cội nguồn của dân tộc tại Khu di tích lịch sử đền Hùng

Tìm về nguồn cuội để tiếp thêm tinh thần xây dựng đất nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữ gìn truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc

Tôn trọng sự uy nghi cổ kính của Khu di tích

Nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc

2. Sự chấp nhận mức phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Mức thu phí và lệ phí dành cho khách hành hương là quá cao

Mức thu phí và lệ phí dành cho khách hành hương là hợp lý

Mức thu phí và lệ phí dành cho khách hành hương là thấp

3. Đánh giá của du khách về các dịch vụ công tại Khu di tích lịch sử đền Hùng

□ Các dịch vụ công có chất lượng tốt □ Các dịch vụ công có chất lượng thấp □ Không ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)