0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 97 -98 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Nhanh chóng triển khai các văn bản, quyết định, thông tư của Chính phủ các cơ quan Bộ, ngang Bộ về quy định mức phí và lệ phí cho địa phương.

Khu di tích lịch sử đền Hùng hiện nay thuộc sự quản lý của HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ nên phụ thuộc vào sự điều hành của các cơ quan đó, cho nên UBND và HĐNN nên trao quyền tự chủ về hoạt động thu phí và lệ phí nhưng vẫn đảm bảo mức phí thu không được phép vượt so với quy định chung của tỉnh.

Tăng tỷ lệ điều tiết khoản thu phí và lệ phí lên 30% giữ lại và 70% nộp vào NSNN của tỉnh Phú Thọ để Khu di tích nhanh chóng bù đắp được khoản chi phí theo nhiệm vụ tỉnh giao.

Xây dựng và quản lý kế hoạch về mức thu phí và lệ phí hàng năm, có điều chỉnh cần thiết để phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo hướng chuyển từ cấp phát kinh phí theo đầu vào cho Khu di tích sang hỗ trợ kinh phí theo đầu ra tùy

Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công cho cộng đồng và xã hội trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của tổ chức, công dân. Bằng việc ký kết hợp đồng với khu vực ngoài nhà nước (tư nhân, các tổ chức phi chính phủ…) thông qua đấu thầu có cạnh tranh về cung ứng dịch vụ, Nhà nước có thể khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng để nâng cao chất lượng dịch vụ công, từ đó phát huy các nguồn lực xã hội và ưu thế của thị trường trong cung ứng dịch vụ công nhưng không làm giảm vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 97 -98 )

×