Các giải pháp tăng cường quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.Các giải pháp tăng cường quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử

Đền Hùng

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu phí và lệ phí

Rà soát và thống nhất một số loại phí, lệ phí đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất theo quy định của pháp luật phí và lệ phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Nghiên cứu và xem xét tiếp tục bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, tránh để tình trạng tồn tại quá nhiều loại phí, lệ phí gây bức xúc cho người dân.

Tăng cường phân cấp cụ thể, chi tiết hơn nữa cho địa phương quyết định đối với các khoản thu phí, lệ phí, trong đó có thẩm quyền về miễn, giảm phí, lệ phí đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền địa phương. Theo đó, nên giao cho chính quyền địa phương quyết định miễn, giảm phí, lệ phí đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình. Cùng với đó, giao quyền tự chủ cho các địa phương có quyền bãi bỏ, đình chỉ thi hành các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình.

Ban hành các điều khoản quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa về các khoản phí không do Nhà nước đầu tư hoặc đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính là phí không thuộc NSNN hoặc chuyển sang cơ chế giá dịch vụ.

Xây dựng Pháp lệnh phí, lệ phí sửa đổi theo hướng đưa ra khỏi danh mục các loại phí, lệ phí có tên trong danh mục nhưng thực tế không phát sinh nhu cầu; Loại đã chuyển sang thu theo cơ chế giá dịch vụ theo quy định các Luật chuyên ngành; Chuyển sang cơ chế giá đối với một số loại phí gắn với các loại hoạt động dịch vụ có thể thu hút đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (như: phí trông giữ xe, phí chợ, phí qua đò…).

Xây dựng lại quy chế hoạt động về công tác quản lý phí và lệ phí của khu di tích, trao quyền cho từng phòng ban bộ phận để gắn trách nhiệm với công tác quản lý nhà nước về phí và lệ phí.

Cơ cấu lại bộ máy nhân sự các phòng ban, chức năng của bộ máy thu chi phí và lệ phí tại Khu di tích. Xây dựng cơ cấu quản lý cả trực tuyến và chức năng, thay vì chỉ có trực tuyến.

4.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý phí và lệ phí

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng là công việc thường xuyên của cơ quan

quản lý nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với công tác quy hoạch nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích đã được phê duyệt, nhằm chuẩn hóa cán bộ theo ngạch và chức danh đã được quy hoạch, tránh tình trạng đào tạo tràn lan.

Thứ hai, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý phí

và lệ phí một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống; vừa đào tạo, bồi dưỡng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ cho nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí. Bao gồm:

+ Kiến thức pháp luật: đối với nguồn nhân lực phí và lệ phí không nắm vững pháp luật thì không thể giải quyết nhiệm vụ nhanh và hiệu quả. Trong khi đó không phải tất cả nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí đều được đào tạo các chuyên ngành về luật, hành chính, nhất là cán bộ, công chức hành chính ở cơ sở. Do vậy, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật là việc vô cùng cần thiết.

+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cùng các kỹ năng văn phòng như: soạn thảo văn bản hành chính, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc bản địa là nội dung vô cùng cần thiết trong chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí.

Thứ ba, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi điều động, luân

chuyển hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý đối với nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách luân chuyển công chức hành

trương chung, để số nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí này vừa có điều kiện tiếp cận nắm bắt tình hình thực tiễn, học từ thực tiễn và vừa giúp những cơ sở còn thiếu cán bộ.

Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức đào tạo chính quy tập trung, không

tập trung, tại chức... nhưng phải bảo đảm chất lượng đào tạo. Chú trọng hình thức đào tạo thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức cho nguồn nhân lực quản lý phí và lệ phí.

Thứ sáu, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, không lãng

phí nguồn chi, thất thoát nguồn chi khi có công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa cho khu di tích.

Thứ bảy, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, gắn bó, xây dựng

tác phong làm việc chuyên nghiệp, củng cố và xây dựng văn hóa nơi làm việc văn minh, lịch sự.

Thứ tám, có cơ chế và chính sách khen thưởng đối với các cá nhân tập

thể có tinh thần cải tiến sáng tạo trong công tác thu chi, quản lý phí và lệ phí cho khu di tích.

4.2.3. Quy hoạch các điểm soát phí và thu lệ phí

Ứng dụng khoa học công nghệ để kiểm soát như lắp camera tại các điểm thu phí và lệ phí; sử dụng hệ thống mã vạch của vé qua cửa để kiểm soát nguồn thu phí và lệ phí của khách hàng thay vì dùng cuống vé để kiểm tra.

Các điểm soát vé cần được đặt theo các điểm riêng, tùy vào khu vực tham quan bố trí sao cho phù hợp, nên đặt nhiều điểm soát vé quá gần nhau khi vào cùng một cửa giảm thiểu sự chen lấn và mất kiểm soát các loại phí và lệ phí từ phía du khách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban quản lý khu di tích cần bổ sung hạng mục chi xây dựng các điểm soát vé khang trang, rộng rãi để phục vụ khách đông cùng thời điểm hoặc khách đi theo đoàn.

Tăng cường nguồn nhân lực tại điểm soát vé tránh thất thoát vé, hoặc xảy ra tình trạng trộm cắp nguồn tiền thu từ bán vé cho du khách.

Rà soát lại tổ chức bán vé, thu phí, lệ phí vào tham quan, du lịch; đình chỉ hoạt động của các trạm, điểm bán vé, thu phí, lệ phí vào tham quan, du lịch trái với các quy định hiện hành, đồng thời tổ chức, sắp xếp lại sao cho thuận tiện đối với mọi người vào tham quan, du lịch, nhất là ở các danh lam thắng cảnh, khu di tích, lịch sử, văn hóa thường xuyên có khách tới thăm.

4.2.4. Xây dựng kế hoạch thu - chi phí và lệ phí

Quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý để đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thu phí, lệ phí. Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự quy định một khoản thu phí, lệ phí. Cụ thể:

Khâu lập kế hoạch ngân sách: Xây dựng kế hoạch sát thực tế, có căn cứ

vững chắc bảo đảm bao quát được các nguồn thu, bố trí sử dụng hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

- Kiểm tra đánh giá nguồn thu của đơn vị từ đó đề ra các kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn thu trước thời gian xây dựng dự toán để dự toán được lập có tính sát thực.

- Việc tính toán xây dựng kế hoạch thu, sử dụng các khoản thu cần dựa trên các căn cứ, tiêu chuẩn quy định tránh tình trạng gây khó khăn trong việc quản lý Ngân sách. Do vậy cần nghiên cứu, lập hệ thống định mức thu và sử dụng phù hợp, khoa học, hợp lý có tính thuyết phục cao.

Việc lập kế hoạch phải đầy đủ kịp thời để tổng hợp vào ngân sách tỉnh.

Chấp hành Kế hoạch: Trong quá trình chấp hành thu và sử dụng các

khoản thu phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo nguyên tắc tài chính. Các cơ quan đơn vị phải phối hợp với Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan thu một cách đầy đủ, kịp thời.

Quyết toán Ngân sách: Phải được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Trong quá trình quyết toán phải tính được số đã nộp ngân sách, số các đơn vị rút ra sử dụng là bao nhiêu? Chưa đúng chỗ nào để có biện pháp xử lý.

Tiến hành kiểm tra thường xuyên thông qua việc hướng dẫn lập kế hoạch và gửi quyết toán phù hợp với thời gian thu và sử dụng các khoản thu. Thông qua đó kiểm tra được tình hình và mức độ hoàn thành với các khoản thu.

Kiểm tra đột xuất, thực hiện thanh tra tình hình thu và sử dụng các khoản thu ở các đơn vị. Tăng cường quyền hạn trách nhiệm của các tổ chức thanh tra và có biện pháp xử lý thích hợp đối với các trường hợp sai phạm.

Tăng cường công tác thanh tra liên ngành giữa Ban quản lý Khu di tích với Sở tài chính, UBND tỉnh nhằm chấn chỉnh tình hình thu chi phí và lệ phí; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước này.

4.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí

Công tác tuyên truyền về các chính sách, chế độ phí, lệ phí là hết sức cần thiết để giúp cho người dân nhận thức và hiểu rõ hơn về bản chất của các khoản thu phí và lệ phí, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp vào khoản thu cho NSNN.

Nhằm nâng cao chất lượng cho công tác tuyên truyền, giáo dục nghĩa vụ công dân với mọi tầng lớp trong xã hội, Khu di tích cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng và các cơ quan của báo, đài để định hướng dư luận một cách cụ thể, kịp thời và triệt để.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành nói chung, cơ quan thu phí, lệ phí và các cán bộ đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật pháp.

Xây dựng chương trình tuyên truyền theo đúng quy định của pháp luật, có thể dùng tờ rơi, sử dụng kênh truyền hình địa phương, báo địa phương tuyên truyền cho công tác quản lý phí và lệ phí theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính, Sở tài chính, UBND tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)