0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 45 -49 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử và bộ máy tổ

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Vị trí địa lý

Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong vùng đất thấp phía Tây Bắc thành phố Việt Trì. Tổng diện tích tự nhiên trên 845ha (theo Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc phần đất trong địa giới hành chính của các xã, phường gồm: Xã Tiên Kiên, Thanh Đình - huyện Lâm Thao; xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh; Xã Hy Cương, Chu Hóa, Kim Đức và phường Vân Phú - thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xác định trong tọa độ địa lý: từ 21o24ph 08 giây đến 21o28ph 76 giây, từ từ 104o77ph 15 giây đến 104o81ph 68 kinh độ đông, được chia thành 2 khu vực: Khu vực I (vùng lõi), diện tích 32,2ha: là khu vực bao gồm các di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông, chủ yếu thuộc 2 xã Hy Cương, huyện Lâm Thao và Phù Ninh, huyện Phù Ninh; Khu vực II (vùng đệm) có diện tích 812,2ha gồm các khu Núi Vặn, núi Trọc, khu Trung tâm lễ hội, khu cảnh quan hồ Mẫu, khu rừng Quốc gia Đền Hùng và cảnh quan sinh thái phía Bắc, tháp Hùng Vương, đài tưởng niệm liệt sỹ, đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và khu dân cư hiện trạng thuộc 7 xã, phường nói trên.

Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ở tọa độ địa lý từ 21 24' 08'' đến 21 28' 76'' vĩ độ Bắc, từ 104 77' 55'' đến 104 81' 68'' kinh độ Đông, phía Đông giáp xã Kim Đức và phường Vân Phú (thành phố Việt Trì); phía Tây giáp xã Tiên Kiên; phía Nam giáp xã Chu Hóa và thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao); phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh).

Di tích lịch sử Đền Hùng nằm giữa vùng đất bán sơn địa, là vùng chuyển tiếp giữa núi rừng với đồng bằng có điều kiện tự nhiên khá phong phú, đa dạng nhiều hình vẻ. Chủ yếu nằm trên địa giới xã Hy Cương, thành phố Việt Trì và xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh.

Đặc điểm địa chất, địa hình

- Khu vực Đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốn nếu với 3 kiểu: địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa cổ và bậc thềm thung lũng tích lũy.

Tương ứng là các kiểu địa hình đồi gò (đá mẹ là chủ yếu), sau đó đến gò đồi trung bình và thung lũng bồi tích. Đây chính là tiểu vùng đồi xen ruộng nước.

Do cấu tạo địa mạo như trên nên địa thế ở khu vực này đại bộ phận là sườn dốc thoải. Vì vậy sinh ra các kiểu mẫu chất sườn tiến, phù sa cổ và phù sa mới.

Hầu hết các gò đồi khu vực Đền Hùng đều thấp (chiếm 70 - 80 diện tích), trừ núi Nghĩa Lĩnh (cao 175m) và núi Vặn (cao 171m). Độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu trung tâm được chia thành tiểu vùng theo độ dốc sau: - Độ dốc <10o: có diện tích là 28,53ha. - Độ dốc 15o - 20o: có diện tích là 38,18ha. - Độ dốc 20o - 25o: có diện tích là 38,68ha. - Độ dốc >25o: có diện tích là 83,2ha. Khí hậu

- Khu vực Đền Hùng mang đặc tính chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, thuộc khí hậu á nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường ít mưa và có gió lạnh.

- Nhiệt độ: không khí trong bình năm: 23,1oC.

Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất: 15,7oC (tháng 1).

Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất tuyệt đối: 40,7oC (tháng 5/1931).

Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất tuyệt đối: 3,5oC (tháng 12/1934).

- Nắng: Hầu hết các tháng trong năm đều có nắng, tuy nhiên phân bố không đều. Số giờ nắng nhiều nhất và nóng nhất tập trung vào tháng 4 đến tháng 10 (mùa nóng). Số giờ nắng ít nhất và nóng nhất tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa lạnh).

Tổng số giờ nắng trong năm: 1.662 giờ.

Độ ẩm: Không khí tương đối trung bình năm là: 82 - 84%.

Độ ẩm không khí trung bình cao nhất: 85 - 87% (vào tháng 3, 4). Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất: 79 - 81% (vào tháng 11,12). - Mưa: Chủ yếu vào mùa nóng, thỉnh thoảng có mưa đá. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 -8. Tổng số lượng mưa trung bình năm là 1.850mm. Lượng mưa trung bình cao nhất: 382,5mm (tháng 7), Lượng mưa trung bình thấp nhất: 24,9mm (tháng 12).

- Gió: Gió bị phân hướng do điều kiện địa hình. Gió chủ đạo trong khu vực là Đông - Đông Nam và gió Tây Bắc với tần suất đáng kể. Tốc độ gió trung bình năm là 1,8m/S. Tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất: 2,4m/S (tháng 4). Tốc độ gió mạnh nhất: 40/S (tháng 6).

Khu vực Đền Hùng có hệ thống ao hồ khá phong phú, dễ kiến tạo, đặc biệt có nhiều hồ vừa có tiềm năng thủy lợi vừa có giá trị cảnh quan và điều hòa khí hậu như: hồ Gò Cong, hồ Lạc Long Quân, hồ Khuôn Muồi, đập Nhà Bìa, hồ Hóc Trai, hồ Ka Im, hồ Nhà Nhen... mực nước hồ không ổn định, mùa khô mực nước giảm đáng kể.

Các suối trong khu vực phát triển thành 2 hệ thống: Bắt nguồn từ trung tâm là trục uốn nếp núi Hùng tạo nên đường phân thủy tự nhiên, từ đây hệ thống suối phía Tây đổ ra rông Hồng, hướng chảy Đông Bắc - Tây Nam; hệ thống suối phía Đông chảy ra sông Lô, hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc, lòng suối hẹp có dạng chữ U. Độ dốc của suối tương đối thoải, tốc độ chảy chậm, phần lớn các suối đều được cải tạo để sử dụng tưới tiêu nhỏ.

- Sông: Có 2 con sông lớn, sông Lô cách Đền Hùng khoảng 6,5km về phía Đông Bắc, sông Hồng (sông Thao) cách Đền Hùng 5,5km về phía Tây Nam.

Trữ lượng nguồn nước ngầm trong khu vực là 1/25000. Nước ngầm mạch sâu rất hạn chế và phân bố không đều trong vùng. Do ở đây là kiến tạo núi trẻ, dưới sâu là đá gốc không chứa nước và thấm nước. Vì vậy dù kẹp giữa hai con sông nhưng nước mạch ngầm sâu cũng rất ít. Trữ lượng nước ngầm mạch nông cũng không lớn, khối lượng nước thay đổi mãnh liệt theo mùa. Mùa mưa ở các vùng rộng nước ngầm cách mặt đất khoảng 0,5m, mùa khô xuống thấp cách mặt đất 5 - 7m. Nguồn nước này chủ yếu sử dụng cho nhu cầu nhỏ và cho các nhu cầu sinh hoạt của dân cư.

Thổ nhưỡng

Dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất, khu vực Đền Hùng được chia làm ba loại đất chính:

- Đất Feralit phát triển trên Gnai: Phân bố hầu hết trên diện tích các đồi gò trong khu vực. Đất có màu đỏ vàng, màu này thay đổi phụ thuộc vào kiểu địa hình, lớp phủ thực bì và tuổi khai thác sử dụng đất. Loại đất này đại

bộ phận có độ tơi xóp cao, tầng đất mỏng, 1 số diện thích nhỏ có hiện tượng kết von.

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Thường xuất hiện ở vị trí của đỉnh và sườn đồi. Do nguồn gốc là phù sa được nâng lên bởi quá trình tạo núi nên đất có độ phì kém, nghèo mùn, nghèo đạm, lân, kali, dễ tiêu, độ chua cao (PH = 4,1% - 4,5%). Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ. Kết von là quy luật đặc thù của đất này, độ kết von 30 - 60%, đất xấu khô kiệt không thuận lợi cho cây trồng.

- Đất dốc tụ dưới các chân đồi gò: Lập địa được hình thành từ các thung lũng bồi tụ bởi tổ hợp các đất: đất phù sa (là sản phẩm bồi tụ lũy tích) đất dốc (là sản phẩm bồi tụ sườn tích do lũ tích gây ra). Đất thung lũng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đồi gò tiếp giáp, nhưng do rửa trôi bào mòn theo chiều ngang của dòng chảy mặt cho nên đất cũng bị ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu. Do sự tích lũy của thung lũng nên đất này luôn có độ phì cao hơn đất đồi gò. Sự tụ thủy của thung lũng đã tạo ra cho đất phù sa và đất dốc tụ ngập nước thường xuyên theo mùa nên xảy ra quá trình Glây, đất nhão nhuyễn không có kết dính và đất chỉ thích hợp cho cây trồng chịu nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 45 -49 )

×