0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -41 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp và sơ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá về quản lý phí, lệ phí và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phí, lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các tiêu thức về quản lý phí, lệ phí và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phí, lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh; các tiêu chí quản lý phí, lệ phí; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phí, lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

c. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại tài liệu một cách hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu. Xử lý tài liệu bằng các phần mềm như Excel 2007 để đánh giá về công tác quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích đền Hùng tỉnh Phú Thọ.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động về tình hình thu phí và lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Mô tả quá trình thu phí và lệ phí, các nhân tố ảnh hưởng,… qua đó thấy được những ưu - nhược điểm công tác này, từ đó có căn cứ nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình quản lý của cơ quan quản lý tại địa bàn nghiên cứu.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý phí và lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua và đề ra phương hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng kỹ thuật so sánh:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm... 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của tình hình thu phí, lệ phí và quản lý phí, lệ phí tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3…. Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

* Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti = ; i=2,3,….n Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: Ti =

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4… tn

Công thức tính: =

hoặc: = =

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i.

Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu d. Phương pháp dùng thang đo Likert

Trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đo độ quan trọng hay mức độ hài lòng của người trả lời về vấn đề đặt ra. Nhận thức của người được phỏng vấn được đo lường bằng thang đo Liker 5 mức độ. Thang đo Likert là thang đo nhiều chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học xã hội. Nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo có tính đa hướng bao gồm nhiều tập hợp mục hỏi, mỗi tập hợp mục hỏi sẽ phản ánh một yếu tố khái niệm. Thang đo này thường được sử dụng với 5 mức độ khác nhau, ví dụ:

1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

+ Bước 1: Nhận diện và đặt tên biến muốn đo mức độ đánh giá.

+ Bước 2: Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu.

+ Bước 3: Xác định số lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin. + Bước 4: Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi và thông tin đã khai thác từ những người được phỏng vấn.

+ Bước 5: Phân tích từng mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn đo lường.

+ Bước 6: Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5) Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.2: Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20-5,0 Tốt 4 3,20-4,19 Khá 3 2,60-3,19 Trung bình 2 1,80-2,59 Yếu 1 1,0-1,79 Kém Nguồn: [4] e. Phương pháp chuyên gia

k i i i n X K X n

X

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý như Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ; UBND tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo sở ban ngành có liên quan về định hướng, mục tiêu và một số giải pháp quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -41 )

×