Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5.Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý phí và lệ phí

3.2. Thực trạng quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng gia

3.2.5.Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý phí và lệ phí

* Đối với công tác thanh tra việc lập, giao dự toán

Hàng năm các đơn vị chưa thực hiện xây dựng dự toán theo định mức, biên chế theo quy định đối với các đơn vị sự nghiệp.

Tại Khu di tích lịch sử đền Hùng đã được UBND tỉnh Phú Thọ giao quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, nhưng không xây dựng phương án tự chủ và dự toán một số nhiệm vụ như chăm sóc cây, hoa cảnh, vệ sinh môi trường; dự toán bổ sung từ nguồn tham quan; dự toán bổ sung Đại hội thi đua yêu nước; dự toán bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương. Tại Trung tâm Dịch vụ - Du lịch đền Hùng, hàng năm đã xây dựng dự toán nhưng chưa gửi để cơ quan chức năng (Sở tài chính) thẩm định và làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh giao dự toán thu - chi.

Bảng 3.7: Số tiền thanh tra, kiểm tra quản lý thu tại Khu di tích qua các năm 2014-2016

ĐVT: Đồng

Nội dung nộp NSNN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1.Số chưa nộp đủ NS năm trước 1.167.538.440 1.568.439.080 1.997.615.060 2. Số phải nộp NS trong năm 23.051.531.433 26.373.382.940 28.660.823.117 3. Số đã nộp NS trong năm 23.451.341.202 26.598.823.600 28.934.126.424 4. Số còn phải nộp NS chuyển

sang năm sau 1.264.541.434 1.342.998.420 1.401.351.468

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ của Khu di tích lịch sử Đền Hùng)

Theo bảng số liệu 3.7 số còn phải nộp ngân sách qua các năm tăng, năm 2014 là 1.264.541.434 đồng, năm 2015 là 1.342.998.420 đồng, năm 2016 là 1.401.351.468, nguyên nhân là do số thu trong năm Ban quản lý sử dụng để xây dựng, tôn tạo và quy hoạch thêm Khu mới phục vụ công tác du lịch tại Đền Hùng. Nên khi thanh tra, kiểm tra số kết dư chuyển sang năm sau còn nhiều. Qua công tác thanh tra kiểm tra cho thấy, Ban quản lý Khu di tích sử dung nguồn kinh phí mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại đơn vị. Chỉ đạo thực hiện việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo kế hoạch đã xây dựng. Hoạt động tài chính được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên hệ thống sổ sách kế toán; các nội dung chi cơ bản đảm bảo đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên còn hiện trạng chưa xây dựng quy chế quản lý tài sản thuộc phạm vi quản lý, thực hiện thông tư 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn của tỉnh, thực hiện chế độ báo cáo cần đúng quy định. Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý phí và lệ phí tại khu di tích đã diến ra đúng thời gian, địa điểm, kết quả công khai, minh bạch nhằm đảm bảo nguồn thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước và tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)