Công tác xây dựng kế hoạch quản lý phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1.Công tác xây dựng kế hoạch quản lý phí và lệ phí

3.2. Thực trạng quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng gia

3.2.1.Công tác xây dựng kế hoạch quản lý phí và lệ phí

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, được giao nhiệm vụ thu một số loại phí trong phạm vi Di tích. Trong những năm vừa qua, Khu di tích lịch sử đền Hùng đã tích cực triển khai thự hiện các loại thu phí được HĐND tỉnh giao theo đúng quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên cho đến nay một số loại phí đã áp dụng mức thu từ quá lâu, chưa được điều chỉnh, nên nguồn thu từ chi phí không được đáp ứng yêu cầu. Trong khi các khoản chi phục vụ cho nhiệm vụ thu phí như chi lương, các khoản có tính chất lương cho cán bộ, nhân viên được nhà nước điều chỉnh mức lương cơ bản nhiều lần và một số khoản chi thường xuyên cũng được Nhà nước điều chỉnh mức chi. Do vậy, hàng năm Khu di tích lịch sử đền Hùng đã tiết kiệm chi tối đa nhưng vẫn không cân đối được thu - chi, vẫn phải xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách để chi cho những nhiệm vụ do UBND tỉnh giao. Ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính về Xây dựng kế hoạch phát triển và dự toán ngân sách Nhà nước về quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử đền Hùng;

Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã chỉ đạo và hướng dẫn các, phòng, ban, trung tâm trực thuộc thực hiện Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp và Dự toán thu chi phí và lệ phí. Các phòng, ban, trung tâm trực thuộc đã thực hiện đảm bảo về nội dung và thời gian. Qua các bước thảo luận kế hoạch và dự toán ngân sách căn cứ vào: Kế hoạch số 288/KH-ĐH ngày 06/10/2016 và tới nay UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh; Quyết định số 1064/QĐ-KH&ĐT ngày 15/12/2016 của Sở KH&ĐT về giao chỉ tiêu phát triển sự nghiệp năm 2017; Văn bản số 1146/STC-QLG của Sở Tài Chính tỉnh Phú Thọ về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 10/02/2016 của Thủ tướng chính phủ và xây dựng đề án thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền HDND tỉnh; Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 189/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Phú Thọ.

- Mức thu phí tham quan:

+ Người lớn (từ 16 tuổi đến 60 tuổi): 10.000 đ/người/lượt + Trẻ em (từ 10 đến dưới 16 tuổi): 5.000 đ/người/lượt + Người cao tuổi (trên 60 tuổi): 5.000 đ/người/lượt

- Đối tượng thu: Áp dụng cho người Việt Nam và người nước ngoài thống nhất một mức thu phí bằng đồng Việt Nam. Không thu phí đối với trẻ em 10 tuổi trở xuống.

- Thời gian thu phí: Thu tất cả các ngày trong năm, trừ các ngày

+ Dịp tết nguyên đán: Ngày cuối năm âm lịch năm trước đến hết ngày 03 tháng 01 âm lịch năm sau.

+ Dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm: Theo ngày tổ chức khai hội của Ban tổ chức giỗ Tổ đến hết ngày 10/3 âm lịch.

- Công tác quản lý thu phí tham quan:

+ Trích 20% tổng mức thu để lại phục vụ cho công tác quản lý thu phí + Còn lại 80% nộp vào ngân sách nhà nước và được bố trí chi cách bố trí chi cho các hoạt động tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Nguyên tắc xác định mức thu

Đảm bảo được nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí quy định tại Điều 8 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về phí và lệ phí; khoản 4 Điều 1 tại Nghị định số 24/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/200 của Bộ Tài Chính sửa đổi thông tư số 63/2002/TT-BTC quy định: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định mức thu hoặc mức thu tối đa về từng khoản phí, Căn cứ vào mức tối đa đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, UBND tỉnh sẽ quy định mức thu cụ thể cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa bàn có phát sinh hoặc cần thiết phải thu phí.

20% tổng số tiền phí tham quan thu được để phục vụ cho công tác quản lý thu phí. 80% còn lại nộp vào NSNN và được bố trí cho các hoạt động tại khu di tích lịch sử đền Hùng. Đối với phí sử dụng lề đường phải trích nộp 80% còn 20% được trích để lại khu di tích theo nghị quyết số 17/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014. Đối với phí trông giữ phương tiện, phí vệ sinh theo nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 được trích để lại 90% cho khu di tích, còn 10% nộp cho NSNN.

Như vậy, đối với công tác xây dựng kế hoạch quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích Đền Hùng được các cơ quan quản lý nhà nước đều tham gia xây dựng đó là HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tài chính; Phòng Kế hoạch - Tài vụ của Khu di tích lịch sử Đền Hùng tham gia đóng góp kế hoạch xây dựng mức thu đối với từng đối tượng khách du lịch. Thể hiện sự quan tâm và tôn trọng nét đẹp của văn hóa nước ta hướng đến địa điểm di tích Đền Hùng. Đồng thời thể hiện mỗi cơ quan QLNN đóng vai trò riêng khi đưa ra căn cứ xây dựng mức thu phí và lệ phí cho Khu di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)