0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 86 -87 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Hàng năm số lượng khách đến Đền Hùng ngày càng đông, ý thức chấp hành các quy định trong đó có chấp hành về thu phí được hầu hết du khách đồng tình chấp hành tốt.

- Huy động được thêm sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân góp phần tu bổ, tôn tạo các công trình, giữ gìn cảnh quan môi trường trong di tích. Nguồn thu phí đã từng bước đáp ứng được một số nhiệm vụ được UBND tỉnh giao: Chi trả lương và các chế độ cho lao động hợp đồng, chi cho công tác chăm sóc, trồng bổ sung hoa, cây cảnh trong di tích; chi trả tiền điện nước, điện chiếu sáng công trong di tích; công tác sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống đường nội bộ trong di tích phục vụ nhân dân về thăm viếng Di tích,…

- Việc in, phát hành và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thông nhất trong toàn quốc được thực hiện từ năm 2005 theo Quyết định số 85/2005/QĐ-BTC ngày 30/11/2005 bao gồm Biên lai thu tiền phí, lệ phí (không có mệnh giá) và chứng từ thu tiền phí, lệ phí (có in sẵn giá thanh toán cố định) nhằm tạo điều kiện cho việc nộp phí, lệ phí được nhanh chóng thuận tiện. Ngoài ra, để tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ngày 17/9/2012, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 153/2012/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc NSNN để đáp ứng yêu cầu về quản lý thép quy định của Luật Quản lý thuế nhằm thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao vai trò tự giác, tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế, phí và lệ phí.

- Nguồn nhân lực thuộc bộ máy quản lý phí và lệ phí tại khu di tích được sắp xếp và kiện toàn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 86 -87 )

×