Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh tỉnh

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tự nhiên

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện khí hậu, thủy văn: Nhiệt độ không khí trung bình (oC); tổng số giờ nắng (h); lượng mưa trung bình (mm); độ ẩm không khí (%).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đất đai: tổng diện tích đất của tỉnh (ha); diện tích đất nông nghiệp (ha); diện tích đất phi nông nghiệp (ha) và diện tích đất chưa sử dụng (ha).

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế-xã hội

- Nhóm chỉ tiêu về dân số và lao động: tổng dân số của tỉnh (người); dân số thành thị, dân số nông thôn; tổng lao động, tỷ lệ lao động nông thôn (%).

- Các chỉ tiêu chất lượng nguồn lao động: tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ. Chỉ tiêu này dùng để phân tích chất lượng nguồn lao động của địa phương.

- Các chỉ tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Các chỉ tiêu này được tập hợp trong niên giám thống kê và các báo cáo chuyên ngành của địa phương phản ánh quy mô và chất lượng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc về hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống cung cấp nước; hệ thống giáo dục. Những chỉ tiêu này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư là doanh nghiệp. Do đó, đề tài sẽ phân tích cụ thể từng chỉ tiêu trong đề tài.

- Tổng GDP (triệu đồng), trong đó phân theo các lĩnh vực: nông lâm thủy sản; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.

Chỉ tiêu GDP (Tổng sản phẩm nội địa) Công thức:

GDP=∑n,mi,j=1 qijpij

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mới sáng tạo ra trong từng thời kì (thường là một năm).

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh (%) phân theo lĩnh vực: nông lâm thủy sản; công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh (Công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ) (%) =

Giá trị sản xuất từng ngành (Công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ)

*100 Tổng giá trị sản xuất

- Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ:

Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi

GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất).

n: Số lượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ kinh tế của địa phương trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu quản lý phí và lệ phí tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng,

2.3.2.1. Chỉ tiêu về cơ cấu khách hành hương sử dụng phí và lệ phí Cơ cấu khách sử dụng dịch vụ có phí, lệ phí (%) = Số người sử dụng x 100 Tổng số khách đến hành hương tại khu di tích

Chỉ tiêu này được xác định nhằm xem xét mức độ sử dụng và chấp nhận các mức phí và lệ phí của khách hành hương đối với việc sử dụng các dịch vụ ở khu di tích: phí thăm quan, phí trông giữ xe ô tô, xe máy, phí chụp ảnh, phí vệ sinh,… Cơ cấu này càng cao cho biết khách hàng hương chấp nhận mức phí và lệ phí, bản thân họ hài lòng sẽ sử dụng nhiều loại dịch vụ và trả phí.

2.3.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ CĐ, ĐH , trên ĐH so với tổng số cán bộ tại khu di tích: Tỷ lệ số cán bộ có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH (%) = Số lao động có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH *100 Tổng số cán bộ

Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu trình độ của cán bộ làm công tác dịch vụ tại khu di tích đền Hùng xem xét trình độ của cán bộ được đáp ứng công tác quản lý phí và lệ phí được đáp ứng ở mức độ nào, phản ánh chất lượng cán bộ cần đào tạo hoặc đào tạo lại không.

- Chỉ tiêu đánh giá giới tính của cán bộ phục vụ tại khu di tích lịch sử đền Hùng: Tỷ lệ cán bộ nam (%) = Số cán bộ nam *100 Tổng số cán bộ Tỷ lệ cán bộ nữ (%) = Số cán bộ nữ *100 Tổng số cán bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu cán bộ làm công tác dịch vụ tại khu di tích đền Hùng với tỷ lệ nam chiếm đa số hay nữ chiếm đa số. Tỷ lệ này có ý nghĩa

khi đánh giá năng suất lao động, sự khéo léo của nữ giới khi làm nghề dịch vụ so với nam giới.

- Chỉ tiêu đánh giá độ tuổi của cán bộ phục vụ tại khu di tích lịch sử đền Hùng:

Tỷ lệ cán bộ phân loại theo nhóm tuổi (%) =

Số lượng cán bộ phân loại theo nhóm tuổi

*100 Tổng số cán bộ

2.3.2.3. Chỉ tiêu phản ánh nguồn thu, tiềm năng thu phí và lệ phí của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Chỉ tiểu phán ánh số lượng vé phát ra, nguồn thu từ các dịch vụ chủ yếu như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển hành khách,..

- Các chỉ tiêu phản ánh tiềm năng của Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa tâm linh...

- Các chỉ tiêu phản ảnh sự hỗ trợ của tỉnh trong quá trình quản lý thu phí và lệ phí.

2.3.2.4. Chỉ tiêu phản ảnh sử dụng phí và lệ phí

- Chỉ tiêu phản ánh các khoản chi cho công tác quản lý phí và lệ phi: chi tiền lương, chi các dịch vụ công: chi sửa chữa, xây dựng, trồng hoa cây cảnh, chi tiền nước. điện chiếu sáng,…

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý thu phí và lệ phí.

- Các chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu phí và lệ phí tại Khu di tích.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phí và lệ phí tại khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)