Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Nhân tố chủ quan

a. Đặc điểm tình hình GTĐB tại địa phương

Hệ thống giao thông của tỉnh hiện có tổng chiều dài 4.671 km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng) gồm 1 tuyến quốc lộ cao tốc 4 làn xe Hà Nội -Thái Nguyên dài 61 km và 3 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B) với tổng chiều dài 178km; 14 tuyến đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 306 km; đường đô thị 142 km; đường huyện 825 km và đường xã 3.220 km. Về mật

độ đường, so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 0,385 km/km2 vào với dân

số của tỉnh 1,245km/1.000 dân. Về chất lượng đường giao thông, nhìn chung tỷ lệ mặt đường được rải nhựa, đổ bê tông thấp, mới đạt 20,4% (riêng hệ thống đường Quốc lộ được rải nhựa 100%), đặc biệt đối với đường xã, phường chỉ đạt 11%, còn lại là đường đất là chủ yếu chiếm tới 67,1%. Tỷ lệ mặt đường xấu nói chung chiếm quá lớn, tới 54,5%.

Trên các tuyến Quốc lộ cầu, cống đã cơ bản xây dựng vĩnh cửu, đạt tải trọng H30-Xb80. Trên các tuyến tỉnh lộ hệ thống cầu cống chủ yếu mới được xây dựng với tải trọng từ H10 đến H13. Trên các tuyến đường huyện hệ thống cầu cống chủ yếu có tải trọng từ H8 đến H10. Đối với hệ thồng đường xã phường hệ thống cầu chủ yếu là cầu tạm, hệ thống cống thoát nước vừa chắp vá vừa thiếu. Do đó, nhu cầu về xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp dựa án GTĐB là rất cần thiết và đặc điểm của GTĐB địa phương ảnh hưởng đến khâu lập, thẩm định, chấp hành và thanh toán dự án GTĐB với từng đặc thù riêng.

b. Các chính sách quản lý NSNN của địa phương

Chính sách quản lý NSNN của tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo nguyên tắc của Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND, Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Nguyên thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, đó là:

- Phải đảm bảo đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; đảm bảo phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

- Ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của tỉnh và hỗ trợ những địa phương (các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn gọi chung là địa phương) chưa cân đối được ngân sách.

- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ chi được giao và theo hướng tăng cường phân cấp cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Phân cấp rành mạch, rõ ràng, hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ.

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

- Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

Như vậy, chính sách quản lý NSNN của tỉnh Thái Nguyên rất rõ ràng, minh bạch, thể hiện sự công khai, nghiêm túc trong thực hiện dự án phát triển KT-XH địa phương. Đặc biệt là có sự phân quyền rất cụ thể các cấp thực hiện

ngân sách. Đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thể hiện sự phân cấp từ phân chia NSNN, NSĐP (NS huyện, xã) cụ thể, công khai, cho thấy sự chung tay đồng thuận của cấp chính quyền địa phương trong phát triển cơ cấu hạ tầng, phục vụ đời sống nhân dân ngày càng đầy đủ hơn.

c. Trình độ quản lý NSNN của địa phương

Trình độ quản lý NSNN địa phương thuộc về KBNN địa phương từ cấp xã, huyện đến tỉnh. KBNN Thái Nguyên có chức năng và nhiệm vụ quan trọng, giúp Bộ Trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quĩ NSNN, quĩ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo qui định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo qui định của pháp luật.

Trong các năm qua cùng với việc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, nhu cầu trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là hạ tầng truyền thông, trang thiết bị về công nghệ thông tin đều tăng lên nhanh chóng, nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, cùng với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả; chủ trương bố trí, sắp xếp đầu tư phát triển cơ sở vật chất có trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch và chiến lược của toàn ngành, đến nay KBNN Thái Nguyên đã có hệ thống cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được Đảng và Nhà nước giao.

Công tác tài chính nội bộ cũng được quan tâm đổi mới, chuyển từ cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động sang Cơ chế quản lý tài chính và biên chế. KBNN được chủ động hơn trong sử dụng nguồn lực tài chính và biên chế được giao, sử dụng kinh phí phù hợp với nhu cầu thực tế trong phạm vi kinh phí được giao đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có bổ sung thu nhập cho công chức. Ở từng giai đoạn, KBNN Thái Nguyên đều tuân thủ nguyên tắc

tiết kiệm chi tiêu, tăng cường điều hành và quản lý nguồn thu từ kết quả hoạt động sự nghiệp được Chính phủ cho phép giữ lại để vừa đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa tập trung được kinh phí đầu tư hiện đại hóa ngành, phát triển nguồn nhân lực, từng bước cải thiện đời sống công chức. Từ năm 2015, KBNN Thái Nguyên chuyển đổi mô hình kế toán nội bộ từ phân tán sang mô hình tập trung tại KBNN tỉnh đã nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chủ động trong việc sử dụng các nguồn kinh phí được phân cấp, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các khoản chi thường xuyên, chi quản lý hành chính, giảm áp lực công việc đối với KBNN trực thuộc, đảm bảo sự tập trung thống nhất, có tính chất chuyên môn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)