Thực hiện minh bạch, bình đẳng trong việc lựa chọn nhà thầu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 122)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

4.2.3. Thực hiện minh bạch, bình đẳng trong việc lựa chọn nhà thầu và

đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ

Một là, thực hiện nghiêm các quy trình, quy định về thủ tục hồ sơ đấu thầu. Nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ mời thầu và tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu của các dự án hạ tầng GTĐB, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực tổ chức hoạt động đấu thầu thì cần phải thuê công ty tư vấn, nghiêm cấm tình trạng “thông thầu”, “khép kín” trong đấu thầu.

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, phù hợp giữa các giải pháp kỹ thuật thi công, những công trình GTĐB quan trọng, phức tạp cần ưu tiên lựa chọn theo các tiêu chí kỹ thuật. Về tiêu chí năng lực nhà thầu cần đánh giá trên cơ sở thực tiễn qua các dự án đã được thi công, không nên thiên về nhận định, xem xét trên phương diện hồ sơ dự thầu.

Hai là, tăng cường công tác quản lý trong hoạt động đấu thầu, cần đánh giá đầy đủ các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, không nhất thiết phải lựa chọn nhà thầu bỏ giá thấp. Nghiêm cấm dự thầu theo kiểu “quân xanh - quân đỏ” để hỗ trợ nhau trong đấu thầu; chia nhỏ gói thầu để áp dụng phương thức chỉ định thầu tạo điều kiện cho các công ty "sân sau" của chủ đầu tư trúng thầu gây thất thoát, lãng phí tiền vốn của Nhà nước, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, chuẩn bị kỹ hồ sơ mời thầu, thực hiện đồng thời nhiều công việc trong cùng một lúc và đơn giản hóa quy trình, thủ tục thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà sách nhiễu để rút ngắn thời gian đấu thầu. Tăng cường năng lực của cán bộ chuyên môn, chủ động thực hiện công việc để giảm thiểu thời gian trong mỗi bước công việc đấu thầu.

Phấn đấu giảm 1/3 thời gian đấu thầu rộng rãi trong nước không có sơ tuyển xuống còn 100 ngày và đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển xuống còn 120 ngày bằng cách: (i) Thuê tư vấn chuyên nghiệp lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; (ii) Thuê, khoán công ty tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đấu thầu; (iii) Cải tiến lồng ghép các bước công việc như thông báo và phát hành luôn hồ sơ mời thầu; phê duyệt kết quả trúng thầu, thông báo trúng thầu thương thảo và ký hợp đồng luôn với nhà thầu; (iv) Soạn thảo sẵn mẫu tờ trình, báo cáo kết quả thẩm tra, chấm thầu và các quyết định phê duyệt, hợp đồng...thành hệ thống cơ sở dữ liệu đấu thầu để dùng chung.

Ba là, đẩy mạnh việc phân cấp trong đấu thầu xây dựng hạ tầng GTĐB, chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, đóng thầu, mở thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng...Chủ đầu tư cần chuẩn bị tốt hồ sơ yêu cầu, xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm, phương án thi công, bảo vệ môi trường... để xác định giá gói thầu cho phù hợp.

Bốn là, khuyến khích các chủ đầu tư thuê tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp, trên cơ sở thành lập Trung tâm Đấu thầu chuyên nghiệp (như Hàn Quốc) hoặc các Công ty tư vấn Đấu thầu chuyên nghiệp (như Hoa Kỳ) để tổ chức đấu thầu đảm bảo tính công bằng, bí mật từ khâu chuẩn bị hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, chấm thầu, xác định năng lực thực tế của các nhà thầu... nhằm giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tốt nhất.

Năm là, chú trọng uy tín, năng lực tài chính của nhà thầu xây lắp, giám sát chặt chẽ các bước công việc của đơn vị tư vấn, nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế, dự toán của tư vấn để tránh việc điều chỉnh dự toán, thiết kế nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công trình.

Sáu là, quản lý chặt chẽ năng lực của nhà thầu, hàng năm Hội doanh nghiệp tỉnh cần tổng kết, đánh giá phân loại năng lực nhà thầu theo từng nhóm tốt, khá, trung bình và yếu, công khai trên mạng thông tin điện tử của

tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng thời, quy định mức tối đa nhà thầu được phép tham gia bao nhiêu dự án? Tổng mức đầu tư tối đa là bao nhiêu tiền?...để tránh việc nhận thầu quá nhiều công trình, vượt quá năng lực tài chính dẫn đến việc “mua- bán” công trình sau đấu thầu, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Bảy là, trước khi ký hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu cần thương thảo chặt chẽ nội dung các điều khoản, chú trọng các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa các bên khi vi phạm hợp đồng và phương pháp xử lý những vi phạm đó. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng, làm rõ các khái niệm và nội hàm về quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng GTĐB.

Tám là, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng thông qua cơ chế bảo lãnh đối với các khoản tạm ứng theo hợp đồng. Chủ đầu tư cần căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán lựa chọn các hình thức hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của nhà thầu, nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra.

4.2.4. Tăng cường quản lý thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ

Một là, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư. Chủ đầu tư có trách

nhiệm xác định mức tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng hợp lý, tạo điều kiện về tài chính cho nhà thầu thực hiện gói thầu theo tiến độ; đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan Tài chính, KBNN tiếp nhận dự toán chi đầu tư, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng từng lần.

Việc quy định mức tạm ứng tối thiểu là không cần thiết mà chỉ cần quy định mức tạm ứng tối đa đối với các gói thầu XDCB nói chung và gói thầu xây dựng hạ tầng GTĐB nói riêng; trong khung quy định mức trần tạm ứng, chủ đầu tư có trách nhiệm thương thảo và thoả thuận mức tạm ứng cụ thể với nhà thầu.

Cơ quan Tài chính, KH&ĐT và KBNN cần phối hợp hướng dẫn các quy trình, quy định về thủ tục hồ sơ tạm ứng, mức tạm ứng, thời hạn thu hồi tạm ứng vốn NSNN đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh; rà soát tình hình giải ngân, tạm ứng vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng GTĐB trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, nắm tình hình các chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình sử dụng vốn tạm ứng đối với các hợp đồng thi công xây lắp và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng. Đồng thời đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán để thu hồi kịp thời số vốn tạm ứng theo chế độ quy định.

Hai là, đẩy mạnh thanh toán khối lượng hoàn thành.

Trên cơ sở kế hoạch vốn trung hạn, việc triển khai thực hiện dự án hạ tầng GTĐB phải theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn hàng năm đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ dự án ngay từ khi khởi công đến khi kết thúc dự án.

Thực hiện cơ cấu lại đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng GTĐB của các địa phương, trước tiên cần cơ cấu lại vốn đầu tư hàng năm để thanh toán nợ đọng cho các dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án chuyển tiếp nhưng có khả năng hoàn thành trong năm; hạn chế khởi công mới, chỉ khởi công dự án thật sự cần thiết, cấp bách, dự án do thiên tai gây ra.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn bổ sung có mục tiêu cho các dự án xây dựng hạ tầng GTĐB của các xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về thắt chặt đầu tư công do khó khăn của nền kinh tế; thực hiện đình hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án chưa thực sự cần thiết.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đầu tư và các nhà thầu xây dựng trong việc chấp hành quy định về chất lượng nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định của Nhà nước. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lượng hoàn thành của các tổ chức và cá nhân. Công bố công khai danh sách các chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành. Thực hiện xử phạt đối với Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình. Tăng cường công tác giám sát chất lượng công trình, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành đảm bảo thi công đúng thiết kế được duyệt.

Ba là, tích cực cân đối NS để xử lý nợ đọng và thu hồi vốn ứng trước

dự toán NS năm sau. UBND tỉnh và các địa phương cần tích cực cân đối NS

để xử lý nợ đọng đối với các dự án hạ tầng GTĐB, khẩn trương rà soát, thống kê, xác định cụ thể nguyên nhân khách quan, chủ quan và quy trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể gây ra khoản nợ đọng; xác định hiệu quả, mức độ hoàn thiện, khả năng khai thác của từng công trình để thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đối với những công trình đầu tư dở dang. Phân loại nợ đọng vốn trong các công trình đã hoàn thành và nợ đọng khối lượng đã thực hiện tại các dự án đang triển khai, để xây dự ng phương án, kế hoạch xử lý nợ đọng, trên cơ sở nguồn vốn của NSĐP và các nguồn vốn hợp pháp khác

Việc phân bổ dự toán NS hàng năm cho các dự án hạ tầng GTĐB, UBND tỉnh và các địa phương cần ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ cấp bách phải chi ứng trước dự toán NS năm sau để thực hiện thu hồi vốn ứng kịp thời cho NSNN, đặc biệt cần quan tâm các dự án ứng trước nhiều năm nay để thanh toán dứt điểm các khoản nợ ứng theo chế độ quy định. Không được phép khởi công mới đối với các dự án chưa

cân đối được nguồn vốn, hoặc các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm việc lập kế hoạch vốn năm, để giảm phát sinh chi ứng trước dự toán NS năm sau gây khó khăn cho việc theo dõi, hạch toán và thanh quyết toán vốn ứng trước.

Chủ đầu tư tích cực đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thanh toán thu hồi vốn tạm ứng, thu hồi vốn ứng trước dự toán cho NS năm sau. KBNN cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thủ tụ c thanh toán, rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ để thực hiện thanh toán kịp thời vốn NSNN cho nhà thầu; tổng hợp các dự án chi ứng trước dự toán NS năm sau để tham mưu cho UBND các cấp trong việc bố trí kế hoạch vốn năm sau, góp phần giảm nợ đọng trong các công trình hạ tầng GTĐB của các địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dự ng hạ tầng GTĐB ứng trước dự toán NS năm sau của các nhà thầu, lập lại trật tự kỷ cương trong đầu tư XDCB, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ tư, tăng cường hợp tác công tư dưới nhiều hình thức để giảm gánh nặng cho NSNN.

Các cấp, các ngành cần tích cực cơ cấu lại đầu tư, phát triển hạ tầng GTĐB theo hướng giảm dần nguồn vốn NSNN, tăng nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác, đặc biệt chú trọng việc đa dạng hoá nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Xuất phát từ đặc điểm của hạ tầng GTĐB là hàng hoá công cộng không thuần tuý, người được thụ hưởng hàng hoá này phải trả phí. Do vậy, cần phải đẩy mạnh hợp tác công - tư, giao cho tư nhân tổ chức thực hiện dự án, thay cho việc Nhà nước thực hiện dự án như hiện nay để giảm gánh nặng cho NSNN, giảm công việc quản lý dự án của các cơ quan nhà nước và chia sẻ rủi ro với nhà thầu, đồng thời cho phép thu phí để hoàn vốn đầu tư. Trên

cơ sở đó, các địa phương cần đánh giá đầu tư và tiến hành phân tích các dự án hạ tầng GTĐB có khả năng chuyển đổi từ mô hình Nhà nước trực tiếp làm chủ đầu tư, quản lý dự án và tổ chức thi công bằng nguồn vốn NSNN, sang mô hình “Hợp tác Công - Tư” để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Về cơ chế thanh toán theo mô hình hợp tác công - tư được thực hiện theo các hình thức như: Nhà nước và nhà đầu tư cùng tham gia đầu tư, khi dự án hoàn thành được Nhà nước thanh toán ngay bằng vốn NSĐP hoặc quyền sử dụng đất theo hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”; hoặc dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, giao cho nhà đầu tư tổ chức thu phí để hoàn vốn đầu tư; dự án hạ tầng GTĐB hoàn thành có thể bán hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác (ví dụ cho tư nhân thuê để khai thác bến phà đường bộ). Hoặc trong hợp tác công-tư, Nhà nước đầu tư bằng vốn NSNN vào những công việc khó như giải phóng mặt bằng, những hạng mục phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và giao cho tư nhân thực hiện dự án đơn giản, dễ làm... nhằm kích thích tư nhân tích cực tham gia đầu tư hạ tầng GTĐB, góp phần giảm gánh nặng cho NSNN các cấp.

Năm là, đẩy mạnh công tác kiểm soát chi qua KBNN

KBNN thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo nguyên tắc “Thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với từng lần tạm ứng, thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần; đồng thời thực hiện “Kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với hợp đồng thanh toán một lần và thanh toán lần cuối của gói thầu. Cụ thể:

- Kiểm soát chi chặt chẽ các hồ sơ, thủ tục thanh toán tạm ứng, đặc biệt là các khoản tạm ứng kéo dài qua các năm chưa thu hồi.

- Kiểm soát hồ sơ thanh toán hoàn vốn ứng trước dự toán NS năm sau, thanh toán khối lượng hoàn thành, thanh toán nợ đọng XDCB và thực hiện quyết toán công trình đã hoàn thành.

- Kiểm soát hồ sơ chứng từ thanh toán đền bù giải phóng mặt bằng, thanh toán chi phí quản lý và các khoản chi phí khác.

Kiểm tra, theo dõi sát tiến độ giải ngân của các dự án hạ tầng GTĐB sử dụng vốn NSNN, tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư hoàn tất hồ sơ, thủ tục thanh toán thu hồi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành, trên cơ sở đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)