0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 94 -100 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Yếu tố khách quan

a. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

Đặc điểm tự nhiện của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cụ thể:

- Về địa hình, địa chất: Cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức

tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Địa hình của tỉnh khá đa dạng từ đồng bằng đến gò đồi và núi thấp, thêm vào đó là hình thái địa hình nhân tác của các hồ nhân tạo tạo cho tỉnh có điều kiện phát triển đa dạng các loại hạ tầng

sản xuất và xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và xã hội của các tiểu vùng. Thái Nguyên có 4 nhóm hình thái địa hình đặc trưng là: nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp; nhóm cảnh quan địa hình gò đồi từ gò đồi thấp, trung bình dạng bát úp đến cảnh quan đồi cao, đỉnh hẹp; nhóm cảnh quan địa hình núi thấp và nhóm cảnh quan địa hình nhân tác của các hồ nhân tạo. Lợi thế về địa hình và cảnh quan đa dạng của các vùng đồi núi, trung du và đồng bằng với các hệ thống sông, suối và hệ thống đầm hồ phong phú, được tô điểm bằng các di tích lịch sử văn hoá, các danh thắng nổi tiếng là điều kiện lý tưởng để tỉnh phát triển nền kinh tế đa ngành nghề với cơ cấu dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch hợp lý. Với điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất cùng với hiện trạng sử dụng đất cho thấy ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng GTĐB về quy mô dự án, thiết kế GTĐB phù hợp với điều kiện địa hình và hiện trạng đất bám đường. Như vậy, nhà nước phải chi nhiều ngân sách hơn cho phát triển GTĐB với đặc thù về điều kiện cho phép thi công của dự án đường bộ, khi GTĐB phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong thu hút đầu tư các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ du lịch.

- Về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất: Diện tích tự nhiên của

Thái Nguyên là 353.318,91 ha, chiếm 1,07% diện tích tự nhiên của cả nước. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 0,3 ha/người, bằng 78% mức bình quân của cả nước (0,38 ha/người). Đất đai của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc trưng lý hóa và công dụng khác nhau.Về chất lượng hầu hết quỹ đất của tỉnh đã bị phong hoá mạnh, nhiều khu vực cũng đã bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn mạnh gây mất cân bằng sinh thái tự nhiên, đòi hỏi đầu tư hạ tầng phù hợp để khai thác hiệu quả, đồng thời phát triển và bảo vệ lâu dài quỹ đất của tỉnh. Với đặc trưng về hiện trạng đất đai như vậy cho thấy khả năng vốn NSNN đầu tư cho xây dựng dự án GTĐB là rất lớn bởi sự phức tạp về địa hình và đất đai tự nhiên.

b. Nền kinh tế địa phương

Tinhg hình chung kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể: Về kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng là 15,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,2%, khu vực dịch vụ chiếm 33%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,2%, thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/người/năm. Về thu NSNN: thu trong cân đối ước đạt 8.500 tỷ đồng, tăng thêm 16,1% so với năm trước, vượt 30,8% so với kế hoạch (kế hoạch là 6.500 tỷ đồng).

Tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh năm 2010 phân theo loại hình kinh tế đều đạt trên 100%. Năm 2016, cho thấy chỉ số của khu vực có vốn FDI năm 2016 đạt 129,1%, thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm đạt 112,7%, kinh tế tư nhân đạt 117,2%. Với tốc độ như vậy cho kết quả thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 15.862,6 tỷ đồng, chi 10.853,4 tỷ đông. Như vậy, kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ sẽ đầu tư công trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp,….trên địa bàn

ĐVT: %

Biểu đồ 3.5: Chỉ số phát triển GDP trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế (theo giá so sánh năm 2010)

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, nguồn thu NSNN vượt so với kế hoạch là tiền đề quan trọng giúp NS địa phương dành cho phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh, trong đó có đầu tư xây dựng GTĐB sẽ được tăng lên hàng năm. Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quá trình thu hút các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tham gia vào quá trình phát triển hệ thống GTĐB tỉnh, thu hút nhiều loại hình đầu tư (kể cả thu hút theo hình thức công-tư). Tuy nhiên, với trách nhiệm giải ngân nguồn NSNN cho dự án đầu tư GTĐB, KBNN Thái Nguyên sẽ phải đối diện với áp lực nhất định, như khối lượng công việc hoàn thiện hồ sơ lớn, cán bộ kiểm soát chi nguồn vốn dành cho dự án xây dựng GTĐB sẽ phải thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn về Luật NSNN, Luật đầu tư công, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, Bộ xây dựng; kiểm soát hồ sơ thanh toán đúng theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu từ lập, thẩm định, quyết toán dự án đầu tư xây dựng GTĐB bằng vốn NSNN.

c. Chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị và pháp luật của Tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần...; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm...Trên địa bàn tỉnh có tình hình chính trị ổn định, thể hiện qua chỉ số PCI tại bảng 3.16 sau đây:

Bảng 3.16: Tình hình xếp hạng PCI tỉnh Thái Nguyên từ 2014-2016

Năm PCI (%) Xếp hạng

2014 61,25 8

2015 61,21 7

2016 61,82 7

Nhờ sự nỗ lực cao, chỉ số PCI của Thái Nguyên có những bước tiến vượt bậc: Từ thứ hạng gần như cuối bảng 57/63 năm 2011, năm 2014 xếp thứ 8/63, năm 2015 xếp thứ 7/63 và năm 2016 vừa qua “trụ hạng” thứ bảy trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (đứng đầu tốp tốt). So với Khu vực miền núi phía bắc thì Thái Nguyên xếp hạng sau tỉnh Lào Cai (Lào Cai đạt 62,32). Như vậy, với môi trường đầu tư tốt, chắc chắn đầu tư công cho tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả lớn do khả năng thu hồi vốn cho Nhà nước nhanh, được người dân ủng hộ.

Song song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn Tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, khả năng thu hút vốn đầu tư cho tỉnh tăng và đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn đầu tư theo cấp quản lý, cụ thể bảng số liệu 3.17 sau đây:

Bảng 3.17: Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo cấp quản lý từ năm 2014-2016

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Quy mô vốn 52.917,8 88.907,6 45.037,3

Nhà nước Trung ương 2.588,4 2.279,5 2.986,5

Địa phương 11.130,2 18.542,6 20.793,1

Đầu tư nước ngoài 39.199,3 68.085,4 21.557,8

2. Cơ cấu vốn 100 100 100

Nhà nước Trung ương 4,9 2,6 6,6

Địa phương 21,0 20,9 45,5

Đầu tư nước ngoài 74,1 76,6 47,9

Chính trị và pháp luật là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng GTĐB. Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để từ đó làm tăng thu NSNN. Đối với tỉnh Thái Nguyên, chính trị và pháp luật ổn đinh đã thu hút các nguồn vốn đầu tư tăng hàng năm. Như vậy, chính trị và pháp luật ổn định tạo điều kiện cho địa phương trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực và đầu tư cho GTĐB tỉnh Thái Nguyên cùng không ngoại trừ. Đó là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến cơ sở hạ tầng của tỉnh.

d. Trình độ phát triển khoa học công nghệ của đất nước

Tại Việt Nam đã ứng dụng thí điểm vật liệu nhựa đường có tính năng kỹ thuật cao hơn như nhựa đường polymer, nhựa đường cao su biến tính; sử dụng các loại phụ gia tăng cường dính bám, phụ gia tăng cường ổn định để giảm thiểu hiện tượng hằn lún vệt bánh xe như SBS, PR-Plast S...; công nghệ cào bóc tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa của hãng HallBrother (Mỹ), Sakai (Nhật Bản), Wirtgen (Đức); công nghệ Cacboncor Asphalt (Nam Phi), thử nghiệm và ứng dụng thành công công nghệ tái chế nóng mặt đường bê tông nhựa tỷ lệ RAP < 25%. Trình độ khoa học công nghệ càng phát triển thì quá trình xây dựng hạ tầng GTĐB càng tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí.

Tại địa bàn Thái Nguyên, ứng dụng trong xây dựng GTĐB chủ yếu các công trình GTĐB là công nghệ Cacboncor Asphalt (Nam Phi), phù hợp với địa hình trong khu đô thị phát triển và sử dụng nhựa đường polymer, nhựa đường cao su biến tính cho khu vực giao thông nông thôn, nơi địa bàn có đồi núi tương đối cao và cao. Đặc điểm chung của công nghệ này là giá thành hạ, thời gian kéo dài, phù hợp với nhu cầu ngân sách. Đó là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến nguồn chi ngân sách của địa phương và nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 94 -100 )

×