Đối với KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 129 - 139)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với KBNN Thái Nguyên

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc là nhân tố quan trọng để KBNN hoàn thành nhiệm vụ chính trị nói chung và nhiệm vụ kiểm soát chi nói riêng. Trong điều kiện thực hiện công tác kiểm soát chi gắn với yêu cầu tăng cường cải cách hành chính, thì vấn đề tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ Kho bạc các cấp trực tiếp làm công tác kiểm soát chi cần phải được quan tâm đúng mức. Đó phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực giải quyết công việc và trình độ chuyên môn tốt; am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước; đồng thời,

phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tinh thần phục vụ nhân dân tốt. Bên cạnh đó, KBNN cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế - tài chính mới, quản lý đầu tư, tổng kết đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi hàng năm…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát chi theo hướng:

+ Thứ nhất: Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai và sớm hoàn thành mục

tiêu của TABMIS là kết nối giữa cơ quan Kho bạc, Tài chính các cấp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành sử dụng ngân sách. Nhằm tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp, với các quy trình ngân sách khép kín, tự động; thông tin quản lý tập trung; cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch…, làm tiền đề cải cách quy trình, thủ tục kiểm soát chi theo hướng chuẩn hóa, đơn giản, công khai…

+ Thứ hai: Trên nền tảng TABMIS, cần nghiên cứu triển khai các giao

diện phụ trợ, nhằm tận dụng những thông tin đã được quản lý tại các phần mềm ứng dụng ngoài TABMIS với TABMIS và ngược lại, phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát chi.

Trước hết, với phần mềm quản lý đầu tư XDCB (DTKB_LAN ) mà hiện nay hệ thống KBNN đang sử dụng, phần lớn các thông tin liên quan cần thiết để quản lý một dự án như: dự toán; giá trị hợp đồng khung, hợp đồng thực hiện; thông tin về nhà cung cấp; tài khoản chi NS, mã cấp ngân sách, mục lục NSNN, mã dự án đầu tư xây dựng GTĐB…, cũng là những thông tin đòi hỏi phải theo dõi trên TABMIS để hạch toán kế toán và quản lý cam kết chi (đang phải nhập thủ công vào TABMIS). Vì vậy, cần nâng cấp phần mềm DTKB_LAN để giao diện được với TABMIS về các nội dung cơ bản như: TABMIS trao đổi cho DTKB_LAN về dự toán đã tồn tại trên hệ thống; TABMIS nhận các thông tin chi tiết về nhà cung cấp, hợp đồng thực hiện và các thông tin liên quan đến hạch toán…từ DTKB_LAN. Bên cạnh đó, có thể

phát triển thêm ở DTKB_LAN các tiện ích khai thác báo cáo phục vụ việc lập báo cáo định kỳ, quyết toán chi đầu tư, chi CTMT trên cơ sở khai thác các báo cáo chuẩn của TABMIS (tiến tới kết nối trực tiếp với dữ liệu của TABMIS); đồng thời, có cơ chế tự động đối chiếu tính chính xác số liệu giữa TABMIS và DTKB_LAN.

- Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước: Với vai trò là Kế toán nhà nước, công tác kế toán của KBNN có liên quan mật thiết đến kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong điều kiện trình độ cán bộ quản lý các dự án xây dựng GTĐB, nhất là cán bộ kế toán các đơn vị cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, thì đòi hỏi chế độ kế toán phải tương đối ổn định; mẫu biểu chứng từ, hồ sơ, báo cáo… cần được chuẩn hóa, thiết kế đơn giản, dễ thực hiện và ít thay đổi là vấn đề rất quan trọng. Mặt khác, cần có sự thống nhất về các chỉ tiêu, phương pháp tổng hợp số liệu để đảm bảo báo cáo chi dự án xây dựng GTĐB, do KBNN cung cấp cho các cơ quan quản lý có sự thống nhất về số liệu dự toán, kế hoạch vốn và quyết toán hàng năm.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng vốn NSNN là một phạm trù khoa học khá phức tạp, có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau và có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, đầu tư các dự án GTĐB bằng vốn NSNN đã mang lại một số thành quả cho kinh tế xã hội như tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cao sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm mới cho xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đạt được như sau:

Về lý luận, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư

xây dựng giao thông đường bộ bằng NSNN, kinh nghiệm thực tiễn học tập từ tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, rút ra được sáu bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Về thực trạng, luận văn đã tổng hợp và phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua kiểm soát của KBNN Thái Nguyên. Những hạn chế, bất cập: Thực hiện quy trình lập, phê duyệt và thẩm định dự án đầu tư giao thông đường bộ còn hạn chế và yếu kém; Công tác giám sát, đánh giá dự án còn khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn; thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bỏ nhưng vẫn cấp phát; Tiến trình kêu gọi đầu tư, chọn lựa nhà thầu thi công còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa minh bạch; Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong triển khai các dự án GTĐB chậm được cải tiến, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; Tổ chức quản lý thi công công trình GTĐB không đồng bộ, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước; …

Về giải pháp, trên cơ sở mục tiêu, định hướng và quan điểm của tỉnh Thái Nguyên về xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước, luận án đã tập trung xây dựng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các giải pháp cụ thể là: Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đảm bảo cân đối ngân sách; Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Thực hiện minh bạch, bình đẳng trong việc lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; Tăng cường quản lý thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ; Đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi ngân sách địa phương trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quản lý.

Về điều kiện thực thi giải pháp, luận văn đã đưa ra bốn nhóm điều kiện kiến nghị với các cấp, bộ, ngành và địa phương để thực hiện thành công các giải pháp đề xuất trong lộ trình từ nay đến năm 2020.

Để hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Thương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, lãnh đạo cơ quan để em tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bình (2012), Hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ NSNN trong ngành giao thông vận tải tại Việt Nam, Luận án

Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Giao thông vận tải (2010), Đề án Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2011-2020.

3. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thế giới, Hà Nội

4. Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án xây dựng, NXB Đồng Nai 5. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính

sách kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

6. Nguyễn Đình Hợi (2008), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Vương Đình Huệ (2003), Kiểm tra, kiểm toán báo cáo quyết toán công

trình xây dựng cơ bản hoàn thành, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

9. Bùi Văn Khánh (2010): “Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu

hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”, luận án kinh tế

10. Trần Tường Lân (2013), Về giải pháp huy động các nguồn vốn và hợp

tác công tư để đầu tư phát triển hạ tầng thông tin, Vụ kết cấu hạ tầng và

đô thị, Bộ Giao thông vận tải.

11. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Luật Đầu tư công Số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

13. Hồ Thị Hương Mai (2015), QLNN về vốn đầu tư trong phát triển hạ tầng

giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ

14. Phan Thanh Mão (2003), Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án

Tiến sĩ kinh tế trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

15. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quảng Phương (2007), Kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Tào Hữu Phùng (2004), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản”, Tạp chí tài chính, (6/440), tr 33-37

17. Lê Minh Quân, Bùi Việt Hương (2012), Về quyền lực trong quản lý nhà

nước hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Khiếu Phúc Quynh (2003), “Vài ý kiến về sửa đổi bổ sung điều lệ quảnlý đầu tư xây dựng” , Thời báo tài chính Việt Nam số 27, tr 24-27.

19. Trần Trịnh Tường (2004), “Quy chế đấu thầu - những vấn đề bức xúc”,

Tạp chí xây dựng (7), tr 15-18..

20. Ủy ban Kinh tế quả quốc hội và UNDP Việt Nam (2013). Phương thức đối tác công - tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại

Việt Nam. Hà Nội: Nxb Tri thức.

21. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005), Một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN.

22. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý dự án công trình

xây dựng, NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội.

23. Vụ Kinh tế Tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Huy động các nguồn vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư cho các công trình giao thông vận

tải đến năm 2010, Đề tài cấp Bộ.

Website

24. http://www.vr.org.vn/tintuc/chitiettin.aspx?Id_news=4982&id=TVR 25. Dương Văn Chung, 2016. Một số giải pháp huy động các nguồn lực đột

phá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Tạp chí Giao thông,

(http://www.tapchigiaothong.vn/mot-so-giai-phap-huy-dong-cac- nguonluc-dot-pha-dau-tu-phat-trien-ket-cau-ha-tang-giao-thong- d20808.html), [Ngày truy cập 23/2/2016].

26. Phạm Đình Hạnh (2016), Phát triển hạ tầng giao thông: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí cộng sản

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=38470 &print=true, [Ngày truy cập 22/4/2016]

27. Tiến Hiếu, 2015. Huy động vốn ngoài ngân sách cho giao thông. Báo tin

tức. (http://baotintuc.vn/kinh-te/huy-dong-von-ngoai-ngan-sach-cho-

giaothong-20150714230144276.htm) [Ngày truy cập 14/7/2015]

28. Huy Thắng, 2015. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hạ tầng giao thông

(http://vietstock.vn/2015/09/nang-cao-hieu-qua-su-dung-von-cho-ha- tanggiao-thong-757-438910.htm) [Ngày truy cập: 7/9/2015].

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Xin chào anh/chị!

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị!.

Phần I: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (/) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời

Họ và tên:……….…. Tuổi: ……….. Năm……….. Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ……….……..…. Trình độ:………. Phòng/ban:……….

Phấn II: Đánh giá công tác quản lý xây dựng giao thông đường bộ bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Anh/ chị chọn điểm số bằng cách đánh dấu [x] vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau: 1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng

ý; 5- Hoàn toàn đồng ý Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

1.Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN cho GTĐB

Quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo đúng hồ sơ quy hoạch Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế khác

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian của dự án GTĐB

Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính sách quản lý dự án đầu tư GTĐB Quy hoạch dự án GTĐB gắn với sự phát triển KT-XH địa phương

2.Công tác lập, thẩm định, phê duyệt ĐTXD GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên

Sự tuân thủ các thủ tục, thẩm định nội bộ, hoàn thiện hồ sơ chương trình, dự án GTĐB

Sự phù hợp của chương trình, dự án đầu tư xây dựng GTĐB đối với nguồn vốn đầu tư; sự phù hợp về mục đích, đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng

Khả năng bố trí vốn cho chương trình, dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của đầu tư xây dựng GTĐB

Mức vốn dự kiến bố trí cho dự án GTĐB theo từng nguồn vốn và tiến độ thời gian bố trí vốn cụ thể.

3.Triển khai dự án ĐT xây dựng GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên

Đảm bảo thời gian, tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả

Hiện tượng chuyển giao dự án cho chủ đầu tư khác

Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng GTĐB

Có hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng GTĐB

Triển khai công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng GTĐB

4.Đánh giá nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng dự án ĐT xây dựng GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên

Có kế hoạch nghiệm thu

Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng

Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

Kiểm tra hiện trường thi công xây dựng Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng

5.Công tác thanh toán dự án đầu tư xây dựng GTĐB bằng vốn NSNN Thái Nguyên

Cán bộ KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thanh toán

Thanh toán theo quy trình của nguồn vốn NSNN

Thủ tục, quy trình thanh toán gọn nhẹ Cán bộ làm công tác thanh toán không gây phiền hà cho CĐT

Xin cám ơn ý kiến đánh giá của Anh/Chị! Chúc anh chị sức khỏe, may mắn và thành công!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 129 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)