0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 45 -47 )

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, lựa chọn nhà thầu có chất lượng thi công và quản lý thi công

tốt: Đối với các nhà thầu cần bổ sung cơ chế quản lý chặt chẽ và quy định về năng lực hành nghề của nhà thầu. Cần chấm dứt ngay tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không có đủ điều kiện năng lực thi công.

Thứ hai, tăng cường giám sát chất lượng công trình thi công: Các

tuyến đường do tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện quản lý chất lượng theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành. Đối với các tuyến đường xã, thôn xóm, địa phương cần tổ chức lực lượng giám sát quản lý chất lượng, nghiệm thu thông qua Ban quản lý của huyện. Công trình thi công xong phải nghiệm thu về khối lượng, chất lượng, giá trị và bàn giao đưa vào sử dụng.

Thứ ba, rà soát hoàn thiện hệ thống các định mức: Tiến hành rà soát lại

các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, thực hiện giám sát thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch 5 năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư. Khi xem xét dự án phải kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn, không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư.

Thứ tư, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và cộng

đồng: HĐND, UBND các cấp cần có biện pháp thực hiện việc giám sát cộng đồng đối với cả hoạt động đầu tư trên địa bàn của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia giám sát và đóng góp ý kiến về các hoạt động đầu tư ở địa phương. Đặc biệt, là đầu tư công trình GTĐB, với chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vừa huy động sự đóng góp công sức và tiền của đảm bảo tính minh bạch của công trình.

Thứ năm, chấn chỉnh công tác đấu thầu: Để nâng cao chất lượng cho

dự án đầu tư, cần phải tăng cường giám sát ngay từ khâu đấu thầu. Mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một bộ ngành chủ quản. Ngoài ra, cần tạo ra môi trường đấu thầu rộng rãi, dân chủ, công bằng.

Thứ sáu, hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên môn

địa phương về quản lý đầu tư xây dựng GTĐB, cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là phát triển chất lượng cán bộ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tránh xảy ra tình trạng thất thoát trong dự án đầu tư của giao thông đường bộ, tránh sự vụ liên quan đến khâu quản lý, kiểm tra, thanh tra, đảm bảo sự minh bạch, công khai cho các dự án.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 45 -47 )

×