Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quảnlý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ
3.2.5. Thẩm định, phê duyệt, thanh toán dự án đầu tư xây dựng GTĐB
bằng vốn NSNN
a. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống kho bạc nhà nước.
Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính Quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư;
Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b. Quy trình triển khai
Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán kiểm tra các nội dung theo quy định, đảm bảo tính lôgic về thời gian và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài chính đầu tư GTĐB và thực hiện các nội dung công việc sau:
- Xác định và chấp nhận số vốn tạm ứng, thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi; tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ các chỉ tiêu (phần ghi của KBNN) và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Lập tờ trình lãnh đạo (theo mẫu), trình Trưởng phòng/Phụ trách bộ phận kiểm soát chi toàn bộ hồ sơ tạm ứng, hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành để xem xét, ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét, phê duyệt.
Trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện cam kết chi nhưng chưa được Chủ đầu tư thực hiện cam kết chi, cán bộ kiểm soát chi đề nghị Chủ đầu tư làm thủ tục cam kết chi trước khi tạm ứng, thanh toán (thực hiện theo quy trình về quản lý, kiểm soát cam kết chi).
Trường hợp số vốn chấp nhận thanh toán có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của Chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi lập Thông báo kết quả kiểm soát thanh toán (Mẫu kèm), nêu rõ lý do và báo cáo Trưởng phòng/ Phụ trách bộ phận Kiểm soát chi.
Bước 2: Trưởng phòng/ Phụ trách bộ phận kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) Giấy rút vốn đầu tư; sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp Trưởng phòng/ Phụ trách bộ phận kiểm soát chi chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình; Trưởng phòng/ bộ phận kiểm soát chi ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi hoàn thiện lại Thông báo kết quả (theo mẫu) trình lãnh đạo KBNN ký, gửi Chủ đầu tư.
Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng/ bộ phận Kiểm soát chi và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ cho phòng/ bộ phận Kiểm soát chi.
Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ thanh toán thì phòng/ bộ phận Kiểm soát chi có trách nhiệm giải trình.
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận thanh toáncủa phòng Kiểm soát chi thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi hoàn thiện lại Thông báo (theo mẫu) theo ý kiến của lãnh đạo KBNN, báo cáo Trưởng phòng/ Phụ trách bộ phận kiểm soát chi trình lãnh đạo KBNN ký gửi Chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.
(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3 chậm nhất là 02 ngày làm việc)
Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng/ bộ phận Kế toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).
Kế toán viên (KTV) thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, ký trên chứng từ giấy, sau đó nhập giao dịch trên hệ thống và trình Kế toán trưởng (KTT) phê duyệt trên hệ thống TABMIS, đồng thời trình chứng từ giấy báo cáo KTT. KTT kiểm tra và ký chứng từ giấy, phê duyệt giao dịch trên TABMIS, sau đó chuyển chứng từ lại cho KTV để trình lãnh đạo đơn vị KBNN phụ trách kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ giấy.
Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ về phòng/ bộ phận kiểm soát chi để xử lý.
Bước 5: Lãnh đạo đơn vị KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) sau đó chuyển trả hồ sơ cho KTV để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo quy định tại các quy trình thanh toán hiện hành. Trường hợp Lãnh đạo đơn vị KBNN phụ trách kế toán không đồng ý ký duyệt, trả lại hồ sơ, KTV nhận lại hồ sơ và có trách nhiệm báo cáo lại KTT để xử lý.
Phòng/ bộ phận kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng/ bộ phận kiểm soát chi để lưu hồ sơ và trả Chủ đầu tư.
Trường hợp Chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng/ bộ phận kế toán thực hiện chi tiền mặt cho đơn vị.
Ngoài quy định về việc ký chứng từ nói trên; tùy điều kiện và tình hình thực tế tại đơn vị, Giám đốc KBNN tỉnh, huyện có thể phân công một đồng chí Lãnh đạo (Giám đốc hoặc Phó giám đốc) ký tất cả các chứng từ thanh toán vốn đầu tư (bao gồm cả giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy rút vốn, ủy nhiệm chi,…).
(Thời gian thực hiện các bước 4, 5 là 01 ngày làm việc).
Tổng thời gian thực hiện kiểm soát chi và chuyển tiền trong nội bộ hệ thống KBNN chậm nhất là 03 ngày làm việc. Đối với hồ sơ, chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến sau thời điểm 15 giờ, hoặc chứng từ do phòng, bộ phận kiểm soát chi gửi cho phòng, bộ phận kế toán nhà nước sau thời điểm 15 giờ thì
được tính sang ngày hôm sau. Phòng hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước, Kiểm soát chi thực hiện theo dõi việc giao nhận hồ sơ của các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tư và trả hồ sơ kiểm soát chi theo đúng thời gian quy định.
Bảng 3.14:Giá trị thanh toán vốn đầu tư xây dựng GTĐB qua KBNN Thái Nguyên
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng vốn thanh toán qua KBNN 778.440,5 1.018.249,8 1.232.019,5 239.809,3 30,81 213.769,7 20,99 1,26 Tạm ứng chưa thu hồi 238.592,0 296.208,9 303.692,8 57.616,9 24,15 7.483,9 2,53 1,13 Thanh toán khối lượng hoàn thành 539.848,5 722.040,9 928.326,7 182.192,4 33,75 206.285,8 28,57 1,31 Cơ cấu 100 100 100 - - - - - Tạm ứng chưa thu hồi 30,65 29,09 24,65 -1,56 -5,09 -4,44 -15,26 0,9 Thanh toán khối lượng hoàn thành 69,35 70,91 75,35 1,56 2,25 4,44 6,26 1,04
(Nguồn: KBNN Thái Nguyên và tính toán của tác giả)
Bảng số liệu 3.14 phản ánh giá trị thanh toán theo hai hình thức thanh toán vốn đầu tư xây dựng GTĐB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2014-2016. Các dự án đầu tư xây dựng GTĐB sử dụng hình thức thanh toán khối lượng hoàn thành lớn hơn so với thanh toán tạm ứng. Cụ thể:
Đối với hình thức thanh toán tạm ứng chưa thu hồi. Về quy mô vốn: năm 2014 đạt 238.592,0 triệu đồng, năm 2015 đạt 296.208,9 triệu đồng, tăng thêm 57.616,9 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 24,15% so với năm 2014; năm 2016 đạt 303.692,8 triệu đồng, tăng thêm 7.483,9 triệu đồng, tương ứng tăng 2,53% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân quy mô vốn đạt 0,13%. Về cơ cấu, tỷ lệ thanh toán tạm ứng giảm hàng năm, năm 2014 chiếm 30,65%, năm 2015 giảm còn 29,09% và năm 2016 đạt 24,65%. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy trình thanh toán và kiểm soát một cửa khi các chủ đầu tư thanh toán nên xử lý hồ sơ rất khoa học, đảm bảo độ tin cậy, chính xác nên khả năng tạm ứng giảm đáng kể.
Đối với hình thức thanh toán khối lượng dự án hoàn thành. Về quy mô vốn: năm 2014 đạt 539.848,5 triệu đồng, năm 2015 đạt 722.040,9 triệu đồng, tăng thêm 182.192,4 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 33,75% so với năm 2014; năm 2016 đạt 928.326,7 triệu đồng, tăng thêm 206.285,8 triệu đồng, tương ứng tăng 28,57% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân quy mô vốn đạt 1,31%. Về cơ cấu, tỷ lệ thanh toán tạm ứng giảm hàng năm, năm 2014 chiếm 69,35%, năm 2015 tăng lên là 70,91% và năm 2016 đạt 75,35%.
Nhìn chung công tác thanh toán NSNN cho công trình dự án xây dựng GTĐB đảm bảo tiến độ và thời gian, các cán bộ kiểm soát chi tại KBNN Thái Nguyên đã hướng dẫn cụ thể theo quy trình của KBNN và Luật đầu tư công nên các công trình luôn đảm bảo vốn triển khai, nhờ đó mà thanh toán khối lượng hoàn thành luôn chiếm tỷ lệ thanh toán cao hơn so với tạm ứng.
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá công tác thanh toán dự án đầu tư xây dựng GTĐB bằng vốn NSNN Thái Nguyên
ĐVT: %
Tiêu chí đánh giá
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X ) Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản lý Điểm chung Cán bộ KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thanh toán 3,67 3,7 8,33 13,76 14,81 12,5 25,69 22,22 20,83 31,19 37,04 29,17 25,69 22,22 29,17 3,61 3,59 3,58 3,59 Thanh toán theo quy trình của nguồn vốn NSNN 2,75 7,41 4,17 16,51 11,11 8,33 22,02 18,52 16,67 30,28 29,63 37,5 28,44 33,33 33,33 3,65 3,7 3,88 3,74 Thủ tục, quy trình thanh toán gọn nhẹ 5,5 3,7 0 15,6 7,41 12,5 24,77 25,93 16,67 29,36 33,33 33,33 24,77 29,63 29,17 3,52 3,78 3,54 3,61 Cán bộ làm công tác thanh toán không gây phiền hà cho CĐT 6,42 3,7 8,33 19,27 14,81 12,5 28,44 18,52 16,67 22,94 22,22 29,17 22,94 29,63 29,17 3,37 3,26 3,46 3,36 Tổng = 3,58
Kết quả điều tra về công tác đánh giá nghiệm thu dự án đầu tư GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên tại bảng số liệu 3.15 cho điểm trung bình là 3,58, xếp loại khá. Tiêu chí xếp thứ nhất “Thanh toán theo quy trình của nguồn vốn NSNN” đạt 3,74 điểm, đạt mức điểm khá, trong đó đơn vị hưởng lợi cho ý kiến đồng ý chiếm 30,28%, đơn vị xây dựng cho ý kiến rất đồng ý chiếm 33,33% và Ban quản lý cho ý kiến rất đồng ý chiếm 33,33%. Tiêu chí xếp cuối cùng là “Cán bộ làm công tác thanh toán không gây phiền hà cho CĐT” đạt 3,36 điểm, đạt điểm khá, trong đó đơn vị hưởng lợi cho ý kiến rất đồng ý chiếm 22,94%, đơn vị xây dựng cho ý kiến rất đồng ý chiếm 29,63% và Ban quản lý cho ý kiến rất đồng ý chiếm 29,17%. Như vậy, KBNN Thái Nguyên thực hiện tốt Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, Một số dự án có thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bỏ nhưng vẫn cấp phát. Nhiều công trình đã quyết toán nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn tìm ra những thất thoát, lãng phí. Thủ tục thanh toán, cấp phát và thẩm định quyết toán còn rườm rà, gây phiền hà khi giải quyết gây khó khăn cho chủ đầu tư, BQL dự án trong thanh toán.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên