0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quảnlý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 125 -126 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

4.2.7. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quảnlý

Một là, nhiệm vụ chi trong cân đối NSĐP của tỉnh Thái Nguyên ngày càng lớn, nhu cầu tăng cao, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, NS bảo đảm cho chi thường xuyên và chi đầu tư còn hạn chế... Cơ chế quản lý chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB từ NSNN phức tạp qua nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều cấp quản lý, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự quản lý chặt chẽ để phát huy tác dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Hai là, do tác động mạnh của nền kinh tế đến chi đầu tư công, nên cơ chế quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB có sự thay đổi thường xuyên. Hơn nữa, sự đa dạng của hoạt động đầu tư xây dựng, sự phức tạp của hồ sơ tài liệu...đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý chi đầu tư phải luôn nâng cao năng lực, học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý về chi đầu tư, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về các kỹ năng quản lý, quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý NS; đảm bảo kiểm soát cân đối được nguồn vốn đầu tư trong khả năng NS của cấp mình, không đầu tư tràn lan, dàn trải kéo dài qua nhiều năm. Nâng cao năng lực, trách nhiệm, trình độ quản lý của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá chương trình, kế hoạch đầu tư công...

Ba là, tăng cường vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư XDCB, quản lý vốn đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan KH&ĐT, Tài chính, KBNN là các cơ quan trực tiếp vận hành cơ chế quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB.

Bốn là, nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý dự án sau đầu tư một cách hiệu quả, phù hợp với từng loại công trình như cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ...đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xây dựng và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đồng thời giao quyền, trách nhiệm gắn với chức trách, nhiệm vụ của giám đốc dự án.

Năm là, các cấp, các ngành cần quan tâm củng cố, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý chi đầu tư XDCB trong sạch, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. Đồng thời, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong quản lý chi NSĐP; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp cho cán bộ quản lý; tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới về quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB và quản lý dự án. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giải quyết công việc liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 125 -126 )

×