Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Tổng quan nghiên cứu

Tác giả Phan Thanh Mão (2003) với nghiên cứu: “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An” [14]. Trong đề tài này tác giả Phan Thanh Mão đã trình bày và phân tích có hệ thống vấn đề lý luận về hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN, phân tích thực trạng vấn đề này ở tỉnh Nghệ An và phần chủ yếu của luận án là tập trung vào các biện pháp để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tuy nhiên, trong Luận án này thì tác giả chỉ phân tích thực trạng thông qua phương pháp thống kê mô tả mà chưa sử dụng phương pháp kiểm định để chứng minh được nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả vốn đầu từ XDCB từ NSNN, nếu làm được điều này thì giải pháp tài chính đưa ra của Luận án sẽ thuyết phục hơn.

Đề tài cấp bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ

NSNN” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005) [21]. Đề tài

đã đi sâu vào các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN và chia thành bốn nhóm chính: nhóm giải pháp tài chính; nhóm giải pháp về con người; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư từ NSNN; nhóm giải pháp khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này đã đưa ra các giải pháp rất chung cho toàn bộ hoạt động quản lý dự án đầu tư từ vốn NSNN và nâng cao hiệu quả của nó, chưa thể hiện được những giải pháp nào sẽ được áp dụng tập trung cho từng địa phương riêng biệt.

Luận án tác giả Bùi Văn Khánh (2010): “Huy động nguồn lực tài chính

xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” [9], tác giả đã

đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về cơ chế huy động nguồn lực tài chính: Nguồn lực trong nước (nguồn vốn NSNN; nguồn tài chính doanh nghiệp; nguồn các tổ chức tài chính trung gian; nguồn từ các doanh nghiệp tư nhân; nguồn hộ gia đình…) và nguồn lực tài chính từ nước ngoài (gồm nguồn vốn FDI, ODA, NGO, nguồn vốn của các cá nhân người nước ngoài…), trong đó chủ yếu là nguồn NSNN đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTĐB và đường sắt, từ đó phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để huy động vốn đầu tư cho phát triển GTĐB tại tỉnh Hoà Bình và phát triển ngành đường sắt của Việt Nam. Về thực trạng được tác giả Bùi Văn Khánh nghiên cứu huy động vốn của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2001 - 2009; tác giả Nhữ Trọng Bách nghiên cứu thực trạng huy động vốn cho ngành đường sắt Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008.

Các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN. Có thể kể ra đây một số bài viết quan trọng như: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản”[16] của Tào Hữu Phùng trên Tạp chí Tài chính (6/440), “Vài ý kiến về sửa đổi bổ sung

điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng”[18] của Khiếu Phúc Quynh trên Thời báo

tài chính Việt Nam số 27 năm 2003, “Qui chế đấu thầu - những vấn đề bức xúc”[19] của Trần Trịnh Tường trên tạp chí Xây dựng số 7 năm 2004… Những bài báo này ít nhiều đã phân tích được thực trạng về quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN và có đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn đọng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết thì chưa thể phân tích sâu về thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp sát đáng cho vấn đề.

Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây, trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu một cách khá toàn diện và chuyên sâu về các phương diện lý luận lẫn thực tiễn về hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng giao thông đường bộ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư bằng vốn NSNN cho GTĐB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)