Đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 122 - 125)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

4.2.5. Đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

đường bộ

Một là, để giải quyết nợ đọng vốn đối với các công trình hoàn thành, cơ quan Tài chính cần đẩy nhanh công tác thẩm tra quyết toán, lập báo cáo quyết toán chính xác tình hình thực hiện vốn đầu tư đối với các dự án hạ tầng GTĐB sử dụng vốn NSNN với cấp có thẩm quyền để ra quyết định phê duyệt quyết toán dự án; phối hợp với cơ quan KH&ĐT, xác định nợ đọng khối lượng đối với các công trình hoàn thành để tham mưu với UBND ghi kế hoạch vốn thanh toán dứt điểm cho công trình.

Hai là, Sở Tài chính phối hợp với Sở KH&ĐT, KBNN hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư đối chiếu, xác nhận vốn NSNN đã thanh toán, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành. Đồng thời, thực hiện rà soát, thống kê phân loại và xác định rõ nguyên nhân chậm chễ quyết toán của các dự án đầu tư, những khó khăn vướng mắc của từng dự án cụ thể để báo cáo UBND tỉnh xử lý kịp thời dứt điểm cho các chủ đầu tư và nhà thầu.

Ba là, tập trung chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác thanh quyết toán vốn đầu tư, hoàn thiện quy trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình. Tăng cường chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán dự án hoàn thành làm ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, việc quy định xử phạt phải đủ sức răn đe cả chủ đầu tư và nhà thầu. Quy định rõ trách nhiệm

của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư đối với việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành; ràng buộc chặt chẽ nhà thầu trong việc hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tài liệu có liên quan nhằm đẩy mạnh công tác quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành. Thực hiện công khai danh sách các chủ đầu tư, ban quản lý dự án vi phạm quy định thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, các chủ đầu tư và nhà thầu hiểu được ý nghĩa của quyết toán vốn đầu tư là khâu quan trọng phải làm, nhằm xoá đi những suy nghĩ bấy lâu nay khâu quyết toán dự án hoàn thành ít được chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm (chỉ chú ý đến kế hoạch vốn và thanh toán tiền), chưa quyết toán xong dự án đã giải thể ban quản lý... Đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, tăng cường độ lao động, hiệu suất làm việc đảm bảo thực hiện công tác quyết toán có chất lượng, đạt hiệu quả và đúng thời gian quy định. Bình xét thi đua và khen thưởng kịp thời đối với các tập thể và cá nhân cơ quan đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi ngân sách địa phương trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB

Thứ nhất, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong khâu lập kế hoạch vốn, tuân thủ sự chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh; đảm bảo sự ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư xây dự ng hạ tầng GTĐB, việc ưu tiên bố trí vốn cho từng dự án cần đẩy nhanh tiến độ, dự án cấp bách, dự án đã hoàn thành...nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng cường kiểm tra việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư; danh mục đầu tư được các cấp phê duyệt; thời gian phân khai kế hoạch vốn hàng năm; công khai kế hoạch đầu tư đảm bảo sự minh bạch trong chi tiêu NS.

Thứ hai, phân cấp quản lý phải gắn liền với công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, vì thế phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phân cấp quản lý chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB và phân cấp quyết định đầu tư của UBND tỉnh cho chủ tịch UBND các cấp. Kiểm tra thẩm quyền phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tính lôgic nội dung các thủ tục đầu tư.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra các dự án xây dựng hạ tầng GTĐB trên địa bàn nhằm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, chống thất thoát, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tiêu cực trong quản lý đầu tư. Tập trung kiểm tra quản lý chặt chẽ các khoản chi phí đầu tư xây dựng ngay từ khâu “tiền kiểm” thông qua việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với công trình sử dụng vốn NS; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đấu thầu, thời gian, trình tự thực hiện các bước trong hoạt động đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, bóc tiên lượng, dự toán so với giá trúng thầu.

Thứ tư, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tăng cường việc kiểm tra chất lượng công trình, an toàn lao động; kiểm tra tiến độ thi công theo hợp đồng để nghiệm thu khối lượng hoàn thành kịp thời với nhà thầu; kiểm tra trình độ công nghệ, chất lượng công trình và an toàn thi công; kiểm tra tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà thầu, qua đó đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để giải ngân đảm bảo kế hoạch vốn năm. Kiểm tra tiến trình triển khai dự án, kiểm tra nhật ký công trình, việc lưu trữ hồ sơ, thủ tục dự án, việc chấp hành chế độ báo cáo của các chủ đầu tư theo quy định.

Thứ năm, cơ quan Thanh tra Tài chính phát huy vai trò trách nhiệm, làm nòng cốt trong việc kiểm tra, thanh tra phân cấp quản lý đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt các hồ sơ thủ tục có liên quan đến dự án; lập, chấp hành quyết toán chi NSĐP, trong đó chú trọng thanh tra các khâu sử dụng vốn và quyết toán vốn đầu tư dự án hạ tầng GTĐB hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)