Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 63)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3.Điều kiện xã hội

- Về dân số và đời sống dân cư: Dân số Thái Nguyên khoảng trên 1,2

triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh Tày Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 34,15% và dân số khu vực nông thôn chiếm 65,85% tổng dân số. Dự ước chỉ tiêu tỷ suất sinh thô cả năm 2016 giảm 0,5 ‰, vượt chỉ tiêu kế hoạch là giảm sinh 0,1‰ so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 11,4%, giảm 2% so với năm 2015, bằng chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 3.2: Dân số tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016

STT Phân theo huyện/thành

phố/thị xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thành phố Thái Nguyên 296.000 315.196 317.580 2 Thành phố Sông Công 52.056 66.054 66.450 3 Thị xã Phổ Yên 146.243 171.307 172.530 4 Huyện Định Hoá 88.100 88.175 88.430 5 Huyện Võ Nhai 66.340 66.674 67.200 6 Huyện Phú Lương 107.172 108.409 109.250 7 Huyện Đồng Hỷ 112.200 114.300 115.080 8 Huyện Đại Từ 162.630 163.730 164.250 9 Huyện Phú Bình 142.497 144.940 145.810 Tổng 1.173.238 1.238.785 1.246.580

Dân số địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, tỷ trọng dân số tại khu vực nông thôn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn khu vực thành thị. Năm 2014, tỷ trọng dân số thành thị chiếm 69,73%, khu vực thành thị chiếm 30,27%; năm 2015 dân số thành thị chiếm 65,89%, khu vực nông thôn chiếm 34,11%; năm 2016 dân số thành thị chiếm 65,69%, khu vực nông thôn chiếm 34,31%.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2016 tương đối hợp lý trong đó chỉ có nhóm dịch vụ y tế và giáo dục điều chỉnh tăng nhưng giá gas, xăng dầu giảm. Trong khu vực nông thôn, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi tăng, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không phát sinh, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng, đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi. Trên địa bàn, có nhiều dự án đầu tư, đi vào hoạt động đã thu hút số lượng lớn lao động phổ thông, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm chủ yếu, đồng thời việc triển khai hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội của các cấp, ngành đã góp phần tăng thu nhập, ổn định và từng bước nâng cao đời sống dân cư.

- Về lao động việc làm: Ngành chức năng và các đơn vị triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động, bằng hình thức tổ chức hội trợ việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

Bảng 3.3: Số lao động được tạo việc làm trong năm

ĐVT: Người

Năm Lao động được tạo việc làm Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tổng số Xuất khẩu lao động

2014 25.564 1.597 2,21

2015 26.742 1.676 2,92

2016 22.089 1.633 2,17

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Trong năm 2014, giải quyết việc làm cho 25.564 người, năm 2015 là 26.742 người và năm 2016 là 22.089 người. Trong đó Tạo việc làm cho lao động xuất khẩu có xu hướng tăng, năm 2014 có 1.597 người XKLĐ, năm 2015 đạ 1.676 người và năm 2016 đạt 1.633 người. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 2,92% và năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất chiếm 2,17% trong giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động, đồng thời thực hiện các thủ tục, quy trình cấp phép, thanh kiểm tra đảm bảo an toàn lao động theo quy định.

Đánh giá chung tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2016: Kết quả kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp; thu ngân sách nhà nước trong cân đối đạt khoảng 8.600 tỷ đồng, bằng 130,8% dự toán năm, tăng 16,1% so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng và cao hơn mức bình quân chung của cả nước; sản xuất nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá và tiếp tục có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; sản xuất công

nghiệp có quy mô tăng cao, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, kim ngạch xuất khẩu tuy không đạt so với kế hoạch nhưng vẫn là địa phương có giá trị xuất khẩu lớn (đứng thứ 3 cả nước); tạo việc làm cho 26 nghìn lao động, giá cả thị trường ổn định,cung cầu hàng hóa được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định. Tuy nhiên do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; kinh tế tăng trưởng chưa thực sự bền vững, phát triển du lịch - dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 63)