0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 68 -74 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quảnlý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN

a. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

- Công văn số 4456/BKHĐT-TH ngày 09/6/2016 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư công năm 2017;

- Quyết định số 281/2007/QĐ - BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính Phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị quyết số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính Phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

b. Quy trình triển khai

Trước ngày 30 tháng 6 năm hàng năm, UBND tỉnh Thái Nguyên đã hướng dẫn Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở giao thông vận tải xây dựng kế hoạch đầu tư GTĐB cho năm tiếp theo theo quy định của Luật Đầu tư công theo nghị quyết số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính Phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư GTĐB hàng năm, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của năm tiếp theo các hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm tại quy định của Luật đầu tư công.

KBNN Thái Nguyên tổng hợp dự kiến kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, KBNN Trung ương trước ngày 10 tháng 8 hàng năm.

Trong tháng 8 của năm hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải tổ chức làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về kế hoạch đầu tư GTĐB năm tiếp theo.

Trước ngày 10 tháng 9 hàng năm, căn cứ vào kết quả thảo luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải tổ chức làm việc với các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên về kế hoạch đầu tư GTĐB năm tiếp theo và hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư GTĐB năm tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.

Căn cứ nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, trước ngày 20 tháng 10 hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên tổng mức kế hoạch vốn đầu tư GTĐB từ nguồn NSNN năm tới theo lĩnh vực, chương trình.

UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở tổng mức vốn được thông báo, dự kiến mức bốn bố trí cụ thể cho từng dự án, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.

Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, các Bộ, ngành, UBND tỉnh Thái Nguyên giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ của năm hiện tại cho các đơn vị trong tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện.

Bảng 3.6: Kế hoạch vốn đầu tư GTĐB từ NSNN tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng số dự toán 731.247 774.373 842.083 43.126 5,9 67.710 8,74 1,07 - NS Trung ương 109.790 240.445 119.343 130.655 119 -121.102 -50,37 1,04 - Trái phiếu CP 130.106 101.850 172.400 -28.256 -21,72 70.550 69,27 1,15 - NS địa phương 491.351 432.078 550.340 -59.273 -12,06 118.262 27,37 1,06

Qua bảng số liệu 3.6 nhận thấy kế hoạch vốn đầu tư GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng qua các năm 2014-2016. Tổng số dự toán năm 2014 dự toán 731.247 triệu đồng, năm 2015 dự toán 774.373 triệu đồng, tăng thêm 43.126 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 5,9% so với năm 2014; năm 2016 dự toán 842.083 triệu đồng, tăng thêm 67.710 triệu đồng, tăng tương ứng 8,74% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân số dự toán vốn đầu tư cho GTĐB cả giai đoạn đạt 1,07%. Nguyên nhân là do, tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc, là cửa ngõ giao thương của khu vực nên vốn chi cho phát triển GTĐB nhằm phát triển KT- XH đã được quan tâm từ những năm trước đó, đó cũng là hiệu quả chính sách sử dụng NSNN của địa phương và nhà nước trong quá trình CNH-HĐH tại tỉnh Thái Nguyên.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu các nguồn vốn kế hoạch đầu tư GTĐB từ NSNN tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

Biểu đồ 3.4 cho thấy trong vốn kế hoạch cho đầu tư GTĐB thì cơ cấu ngân sách của Trung ương, trái phiếu chính phủ và ngân sách địa phương thay đổi hàng năm. Trong đó xu hướng cơ cấu vốn từ NS địa phương chiếm tỷ trọng cao nhất và NS trung ương chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cụ thể, năm 2014, NS địa phương chiếm 73,12%, trái phiếu chính phủ chiếm 17,79% và NS trung ương chiếm 15,01%; năm 2015, NS địa phương chiếm 55,8%, trái phiếu chính phủ chiếm 13,15% và NS trung ương chiếm 31,05%; năm 2016, NS địa phương chiếm 65,35%, trái phiếu chính phủ chiếm 20,47% và NS trung ương chiếm 14,17%. Hiện nay với xu hướng thực hiện dự án đầu tư thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, cả khu vực tư nhân kết hợp với khu vực công nhằm gia tăng quy mô nguồn vốn và cơ cấu vốn từ trái phiếu chính phủ. Chuẩn bị vốn từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng thu hút làm cho khả năng đầu tư với từng địa phương được triển khai nhanh chóng, thuận tiện cho chủ đầu tư và Ban quản lý dự án GTĐB.

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN cho GTĐB tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: %

Tiêu chí đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X ) Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Điểm chung Quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo đúng hồ sơ quy hoạch

5,5 7,41 4,17 10,09 11,11 4,17 22,94 14,81 20,83 32,11 40,74 41,67 29,36 25,93 25 3,7 3,67 3,75 3,71 Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế khác 3,67 11,11 8,33 15,6 11,11 8,33 22,02 14,81 16,67 33,03 40,74 33,33 25,69 22,22 29,17 3,61 3,52 3,63 3,59 Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian của dự án GTĐB 7,34 11,11 12,5 11,01 11,11 12,5 25,69 14,81 12,5 29,36 37,04 33,33 26,61 25,93 29,17 3,57 3,56 3,54 3,56 Quy hoạch dự án GTĐB gắn với sự phát triển KT-XH địa phương 4,59 7,41 8,33 16,51 14,81 8,33 22,94 14,81 20,83 28,44 33,33 33,33 27,52 29,63 20,83 3,58 3,63 3,42 3,54 Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính sách quản lý dự án đầu tư GTĐB 5,5 3,7 12,5 13,76 22,22 12,5 32,11 25,93 25 27,52 22,22 25 21,1 25,93 20,83 3,45 3,44 3,25 3,38 Tổng = 3,56

Kết quả điều tra 160 phiếu cho thấy công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN cho GTĐB tỉnh Thái Nguyên tại bảng 3.7 đạt điểm bình quân là 3,56 điểm, xếp loại khá. Trong đó, cả ba đối tượng là đơn vị hưởng lợi, đơn vị xây lắp và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB xếp tiêu chí xếp thứ nhất là “Quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo đúng hồ sơ

quy hoạch” đạt điểm cao nhất đạt 3,71 điểm; đơn vị hưởng lợi cho ý kiến đồng ý

chiếm 31,11%, đơm vị xây dựng cho ý kiến đồng ý chiếm 40,74% và ban quản lý dự án cho ý kiến đồng ý chiếm 41,67%. Tiêu chí xếp điểm thấp nhất là “Quy

hoạch làm căn cứ ban hành chính sách quản lý dự án đầu tư GTĐB” đạt 3,38

điểm, đơn vị hưởng lợi cho ý kiến đồng ý chiếm 27,52%, đơm vị xây dựng cho ý kiến đồng ý chiếm 22,22% và ban quản lý dự án cho ý kiến đồng ý chiếm 25,0%. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng bổ sung quy hoạch, đôi lúc công tác phân công, phân cấp chưa rõ ràng, công khai thông tin quy hoạch mang tính hình thức. Một số quy hoạch còn chồng chéo, vướng mắc nên xảy ra hiện tượng người dân trong diện giải phóng mặt bằng cho xây dựng GTĐB còn chưa thỏa mãn với phương án quy hoạch. Nhìn chung, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng bằng NSNN cho GTĐB tỉnh Thái Nguyên đã đáp ứng tương đối tốt cho các đối tượng nhà đầu tư, ngưởi hưởng lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 68 -74 )

×