0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40 -45 )

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Thái Bình

* Thứ nhất, chú trọng công tác quản lý bảo trì đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

Báo cáo khái quát tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và kết quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên cho biết năm 2016, UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Công tác quản lý bảo trì đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông được chú trọng. Hệ thống giao thông nông thôn được tăng cường đầu tư nâng cấp theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó nâng cấp và xây dựng mới hơn 9.000km đường xã thôn xóm nội đồng, chiếm 84% tổng số đường giao thông nông thôn toàn tỉnh. Công tác kiểm tra tải trọng xe đã được thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT.

* Thứ hai, thu hút và tăng cường công tác xã hội hóa hình thức đầu tư nâng cấp các công trình giao thông

Bên cạnh đó, cùng với việc khai thác các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước UBND tỉnh cũng tăng cường xã hội hóa hình thức đầu tư nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn, đến nay có 10 dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 11.691 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Bình cũng kiến nghị Bộ GTVT một số vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn như tuyến đường ven biển dài 44,5km từ Km0+00 (đò Gánh, Thụy Tân, Thái Thụy) đến điểm cuối Km44+500 đấu nối với đường đầu cầu vượt sông Hồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; đẩy nhanh tiến độ Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa phận tỉnh Hà Nam (nối tiếp từ Dự án cầu Thái Hà đến nút giao Liêm Tuyền) để phát huy hiệu của

của Dự án đường Thái Bình-Hà Nam và cầu Thái Hà; xem xét phê duyệt Đề án xây dựng tuyến đường liên tỉnh nối tỉnh Nam Định với Thái Bình (qua phà Sa Cao) đến đường Vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội (đường Thái Bình - Hà Nam), đi phà La Tiến sang tỉnh Hưng Yên; xem xét đầu tư xây dựng nắn cải tuyến QL.39 đoạn từ Thị trấn Tiên Hưng đến ngã tư Gia Lễ, xã Đông Mỹ, Thành phố Thái Bình (tránh qua thị trấn Đông Hưng) theo quy hoạch đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt; xem xét ứng vốn để Dự án cải tạo nâng cấp QL 37 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình hoàn thành đúng tiến độ; sớm đầu tư xây dựng tuyến QL.10 mới đoạn từ ngã ba Đợi đến cầu Nghìn để giảm tải cho QL.10 cũ cũng như quan tâm bổ sung kế hoạch vốn bảo trì đường bộ tạo điều kiện cho địa phương kịp thời sửa chữa các tuyến đường trước mùa mưa, bảo đảm bảo an toàn giao thông.

* Thứ ba, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về GTĐB, chú trọng nguồn vốn nhằm nâng cấp chất lượng GTĐB

Bên cạnh đó, đại diện các Vụ, Cục đề nghị Thái Bình tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe, duy tu hệ thống cọc tiêu biển báo, hộ lan và bảo vệ hành lang đường bộ đảm bảo an toàn giao thông. Triển khai tốt kế hoạch ATGT năm 2017, cũng như thực hiện nghiêm các công điện của Chính phủ, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia về đảm bảo ATGT trong lễ hội xuân và quý 1 năm 2017, kiểm soát nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện, xử lý các phương tiện giao thông hết niên hạn.

Trong thời gian qua, đặc biệt là Thái Bình đã quan tâm phát triển hạ tầng giao thông, điều đó đã giúp Thái Bình không còn là miền đất khó kết nối. Về các dự án mà Thái Bình đã kiến nghị, Bộ trưởng khẳng định sẽ chỉ đạo để sớm hoàn thành như Dự án cầu Hưng Hà, cầu Thái Hà. Đối với các dự án khác như Dự án tuyến tránh QL10, Dự án nâng cấp QL37, QL39, Bộ ghi nhận và giao các Vụ chức năng phối hợp với tỉnh để xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

Khẳng định Thái Bình sẽ là vùng đất hấp dẫn trong thời gian tới khi hoàn chỉnh hệ thống kết nối đường bộ, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị thời gian tới, Thái Bình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ trong đầu tư xây dựng cũng như nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh để Thái Bình trở thành vùng đất hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.

Bên cạnh việc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ trưởng cũng đề nghị Thái Bình quan tâm đến phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa khi tỉnh có 4 con sông lớn đi qua, từ đó giảm giảm bớt áp lực cho hệ thống đường bộ, giảm tai nạn giao thông.

1.3.2.2. Kinh nghiệm tỉnh Hưng Yên

*Thứ nhất, chú trọng và nâng cao chất lượng giao thông đường bộ, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều nguồn vốn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng một số dự án giao thông quan trọng như các dự án: Tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và nhiều tuyến đường tỉnh được cải tạo, nâng cấp. Khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình này sẽ góp phần tạo đà thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Để bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch, đơn vị thi công các dự án đang tập trung nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình qua địa bàn tỉnh ta và tỉnh Hà Nam được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt tại Quyết định số 302/QĐ-BGTVT ngày 22.02.2011; phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 20.10.2015.

Dự án có điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại xã Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ), điểm cuối tiếp nối nút giao Liêm Tuyền (dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tổng chiều dài toàn tuyến là 47,7km. Trong đó, dự án thành phần 1 qua địa bàn tỉnh với chiều dài hơn 24km, điểm đầu tại xã Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ), điểm cuối tại xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) do Sở GTVT làm chủ đầu tư.

Quy mô dự án theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, tốc độ thiết kế châm chước V=80Km/h. Mặt cắt ngang gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, tổng chiều rộng nền đường là 25m, những đoạn đi qua khu đô thị và dân cư quy mô nền đường rộng 26m.

Sau khi được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh, dự án thành phần 1 đoạn qua địa bàn tỉnh có tổng mức đầu tư hơn 2,68 nghìn tỷ đồng.

*Thứ hai, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và cộng đồng thực hiện việc giám sát cộng đồng đối với cả hoạt động đầu tư trên địa bàn

Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự ủng hộ phối hợp tích cực của UBND các huyện, thành phố, đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành theo quy mô hoàn chỉnh cả 2 giai đoạn, còn khoảng 270m qua khu dân cư giáp QL.39 thuộc xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) đã kiểm kê hiện trường và đang lập phương án đền bù.

Để bảo đảm kế hoạch hoàn thành dự án trước ngày 31.12.2017, hiện nay đơn vị thi công đang tập trung cao độ về nhân lực, phương tiện để triển khai thi công. Nhà thầu đang chia làm 4 mũi thi công, trong đó có 3 mũi thi công đường và 1 mũi thi công cầu Cửu An.

Đến ngày 5.6, mũi số 1 thi công đoạn từ Km0+960-Km5+500, đơn vị thi công huy động 34 phương tiện các loại tiến hành thi công, nay đã thi công đào nền và đắp cát K95 cơ bản xong, thi công đắp nền K98 lớp 1 được 1,86 Km/4,81Km. Mũi số 2 thi công đoạn từ Km+00-Km13+825, với 44 phương tiện thi công đã đào nền và đắp cát hoàn trả hố đào K90 cơ bản xong, thi công cát nền K95 được 7,0/8,33Km; đắp nền K98 lớp 1 được 3,2Km/8,33Km, cắm bấc thấm được 1,4/1,74Km, gia tải được 1,5Km/3,34Km. Mũi số 3 thi công đoạn từ Km13+963-Km24+930, đơn vị thi công huy động 46 phương tiện, hiện nay đã thi công đào nền và đắp cát hoàn trả hố đào K90 được

8,44/10,97Km, thi công cát nền K95 được 7,0m/10,97Km; đắp nền K98 lớp 1 được 1,5Km/10,97Km, cắm bấc thấm được 0,8/1,0km. Cầu Cửu An được thi công tại Km13+895, cầu được thiết kế 4 nhịp giản đơn dầm I 24m, mỗi nhịp gồm 5 dầm, gồm 2 mố và 3 trụ trên hệ cọc khoan nhồi. Đến nay, đơn vị thi công đã hoàn thiện 6/6 cọc trụ T3, 5/5 cọc mố M2 đang được đổ bê tông thân trụ T3; đúc dầm được 9/20 dầm.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.871 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 6,1km, trong đó phạm vi cầu có chiều dài hơn 2,1km; điểm đầu thuộc địa phận xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên), điểm cuối thuộc địa bàn xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam).

*Thứ ba, lựa chọn nhà thầu có chất lượng thi công và quản lý thi công tốt cho dự án giao thông đường bộ

Dự án được nhà thầu khởi công xây dựng từ tháng 2.2016. Với cam kết của nhà thầu thi công sẽ hoàn thành dự án vào tháng 2.2018, vượt tiến độ so với hợp đồng là 12 tháng, thời gian qua, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công đã có nhiều giải pháp khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công; tập trung nhân lực, máy móc, phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên có mặt trên công trường, giám sát chặt chẽ về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, tiến độ triển khai từng hạng mục; giám sát bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường...

Đại diện cho chủ đầu tư dự án cầu Hưng Hà cho biết: Là một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh nên ngay sau khi nhận bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã triển khai 6 mũi thi công, huy động 102 phương tiện chuyên dụng các loại; 555 cán bộ kỹ thuật, công nhân để triển khai thi công. Đến ngày 6.6, tổng giá trị khối lượng đã thực hiện của toàn dự án đạt hơn 59,8%. Các hạng mục thi công trên tuyến cơ bản thi công theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu bảo đảm chất lượng. Nhà thầu đã thi

công bảo đảm các biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông trên toàn dự án. Dự án đã thi công theo đúng biện pháp đã được duyệt, qua đó hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh trong quá trình thi công.

Cùng với các công trình, dự án trên, hiện nay hàng chục tuyến đường, cầu qua sông do Sở GTVT làm chủ đầu tư đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để bảo đảm tiến độ theo kế hoạch.

Điển hình như các dự án: Tuyến đường bộ nối đường trục kinh tế Bắc - Nam của tỉnh với đường ĐT.281 của tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 42 tỷ đồng; công trình cải tạo, nâng cấp đường ĐT.382 với tổng vốn đầu tư hơn 33 tỷ đồng; công trình cải tạo, nâng cấp đường ĐT.387 với tổng vốn đầu tư 270 tỷ đồng…

Theo ý kiến của trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT) cho biết: Để bảo đảm chất lượng, tiến độ của các dự án, ban quản lý dự án thường xuyên chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung tối đa phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình; thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật; có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động… [24]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40 -45 )

×