0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 35 -38 )

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

bộ bằng ngân sách nhà nước

1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

* Đặc điểm tự nhiện của từng vùng

Hạ tầng giao thông đường bộ được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng và địa phương trong cả nước, do đó hệ thống hạ tầng

GTĐB chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… ở mỗi vùng và địa phương khác nhau. Vì vậy mỗi công trình hạ tầng GTĐB tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm quản lý đầu tư khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nơi.

* Nền kinh tế

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn NSNN được sử dụng cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB, nó ảnh hưởng cả đến công tác huy động và sử dụng vốn:

- Nền kinh tế phát triển mạnh sẽ làm cho GDP ngày càng lớn, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng đạt lợi nhuận cao ảnh hưởng trực tiếp đến mức tích luỹ của NSNN cho đầu tư. Nếu như nền kinh tế càng lớn mạnh thì các khoản thu cho NSNN ngày càng lớn và đây là điều kiện để nhà nước có thể đầu tư lại vào phát triển GTĐB để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế.

- Kinh tế càng phát triển cao thì càng có nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB.

- Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường vốn cũng phát triển, tạo điều kiện để lưu chuyển vốn nhanh. Đây là cơ sở để huy động các nguồn vốn cho đầu tư GTĐB nói riêng và cho tất cả các ngành kinh tế nói chung.

- Nền kinh tế phát triển càng cao thì yêu cầu về hiệu quả kinh tế càng cao, do đó, sẽ thúc đẩy quá trình sử dụng vốn NSNN một cách tiết kiệm, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

* Chính trị và pháp luật

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng GTĐB.

- Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để từ đó làm tăng thu NSNN. Đây được coi là nguồn thu quan trọng để nhà nước có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư vào hệ thống hạ tầng GTĐB. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì yếu tố này lại càng quan trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu như họ cảm thấy có thể thu lại được hiệu quả từ các nguồn vốn đó.

- Một cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng như hoàn thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hạ tầng GTĐB. Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển của đất nước cũng như các địa phương cũng có thể tự chủ khai thác nguồn vốn NSNN cho sự phát triển hạ tầng GTĐB của địa phương mình.

* Trình độ phát triển khoa học công nghệ của đất nước

Trình độ khoa học công nghệ càng phát triển thì quá trình xây dựng hạ tầng GTĐB càng tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí. Khi áp dụng KHCN vào khâu quản lý đầu tư giúp các chủ đầu tư triển khai dự án và thực hiện dự án nhanh chóng, hiệu quả. Như vậy, nguồn vốn đầu tư sẽ không bị dàn trải, sẽ là nguồn vốn tiết kiệm quan trọng để đầu tư phát triển các ngành khác phát triển.

1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan * Đặc điểm tình hình GTĐB

Đặc điểm của hạ tầng GTĐB có ảnh hướng lớn đến nhu cầu ngân sách (trung ương và địa phương) trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Bởi vì, sản phẩm có tính đơn chiếc, trải dài qua nhiều địa phương; quy mô đầu tư lớn, phần bị che lấp dưới mặt đất (đường giao thông), mặt nước (cầu, cống đường bộ) rất nhiều; TSCĐ khó xác định được thời gian sử dụng...nên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dự án.

* Các chính sách quản lý NSNN của địa phương

Mỗi cơ chế quản lý, vận hành của hệ thống chỉ có thể tồn tại gắn liền với cơ cấu nhất định của hệ thống đó. Do đó, mô hình tổ chức bộ máy chi phối trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy là cơ sở cho việc thiết lập cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (bao gồm phân quyền, trách nhiệm

trong quản lý, phân công nhiệm vụ trong quản lý) và định ra các nguyên tắc

* Trình độ quản lý NSNN của địa phương

Trình độ quản lý chi phối đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách, NS được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 35 -38 )

×