0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 111 -115 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quảnlý đầu tư xây dựng giao thông

4.2.2. Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

bộ gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Thứ nhất, quy hoạch và chuẩn bị đầu tư phải đi trước một bước

Quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định được nhu cầu vốn đầu tư, thứ tự ưu tiên của từng dự án, cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các dự án, đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB và chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt gắn kết giữa kế hoạch vốn đầu tư trung hạn với KHPT KT-XH 5 năm của địa phương và phù hợp với kế hoạch tài chính - NS trung hạn.

Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng...đảm bảo tính liên kết ngành và liên kết vùng. Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp quản lý quy hoạch hạ tầng GTĐB giữa ngành GTVT và chính quyền địa phương các cấp; phân cấp thẩm định, tổ chức phê duyệt quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất.

Nâng cao chất lượng quy hoạch và tư vấn về quy hoạch. Công tác quy hoạch cần đi trước một bước, mọi công trình đều phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt mới được triển khai thực hiện bước chuẩn bị đầu tư (như cách làm của Trung Quốc), nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch phát triển GTĐB với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác như điện thắp sáng, đường cáp quang, cấp thoát nước... Đồng thời, quy hoạch xây dựng hạ tầng GTĐB phải gắn kết chặt chẽ với Quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, làm cơ sở cho việc

chuyển mục đích sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án và quản lý chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB hàng năm. Chú trọng xây dựng quy hoạch phát triển GTĐB của cấp huyện và cấp xã, đảm bảo phát triển GTNT hài hoà hợp lý theo KHPT KT-XH chung của tỉnh. Ưu tiên bố trí vốn thực hiện công tác quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn xây dựng hạ tầng GTĐB trong việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán chuẩn bị đầu tư; áp dụng đúng định mức đơn giá theo quy định của UBND tỉnh, tính chi phí đảm bảo giao thông vào dự toán dự thầu đúng chế độ, không tính trùng, tính thừa khối lượng. Chủ đầu tư chủ động tổ chức thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán công trình theo các hình thức đấu thầu. Cơ quan thực hiện thẩm định thiết kế, dự toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thiết kế dự toán do mình thẩm định. Việc phê duyệt, quyết định các thủ tục chuẩn bị đầu tư phải đúng thẩm quyền, đúng cơ chế phân cấp quản lý.

Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với nhà thầu tư vấn thiết kế tiến hành khảo sát, thăm dò địa chất cẩn thận để tổ chức thiết kế xây dựng các hạng mục hạ tầng GTĐB như cầu, cống, hầm đường bộ đạt hiệu quả, tránh việc phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư nhiều lần gây khó khăn trong việc bố trí vốn và làm giảm tiến độ đầu tư xây dựng công trình.

Tăng cường phân cấp lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hạ tầng GTĐB. Quy định cụ thể các chế tài xử lý đối với các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập, thẩm định dự án cố tình gây khó khăn, kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn gắn kết với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương

Xem xét kỹ nhu cầu, dự báo cân đối nguồn vốn NSĐP và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác để xây dựng hạ tầng GTĐB của tỉnh.

Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn xây dựng hạ tầng GTĐB cho giai đoạn 2015 -2020 gắn kết với KHPT KT-XH 5 năm, cụ thể hoá về đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB trong KHPT KT-XH của địa phương và phù hợp với kế hoạch tài chính - NS trung hạn.

UBND tỉnh cần quy định hạn mức chi tiêu trung hạn hợp lý, trong đó hàng năm tỉnh Thái Nguyên cần dành NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB đạt mức ít nhất là 3,5-4,5%/năm GDP (mức bình quân chung của cả nước), để tạo ra khâu đột phá chiến lược, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Các cơ quan Tài chính, KH&ĐT và GTVT cần phối hợp xây dựng khung chi tiêu trung hạn phát triển hạ tầng GTĐB để tham mưu cho HĐND, UBND các cấp trong việc thực hiện phân bổ vốn đầu tư hàng năm. Việc xác định hạn mức vốn đầu tư nêu trên sẽ giúp thực hiện chiến lược phát triển GTĐB, quy hoạch, lập kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm đảm bảo gắn kết với nhau.

Tăng cường tính chủ động của chính quyền các cấp trong kế hoạch hoá vốn đầu tư qua đó xác định mức vốn ưu tiên cho những công trình trọng điểm, có tính đột phá gắn với những ưu tiên chiến lược phát triển hạ tầng GTĐB trong trung hạn và dài hạn. Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn cần có sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đảm bảo cân đối các nguồn lực tài chính và dự toán NSĐP

Thứ ba, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đảm bảo theo thứ tự ưu

tiên, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

Việc xác định các dự án đầu tư để ghi vào danh mục đầu tư và bố trí kế hoạch vốn cho các dự án cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên, vì thế xác định các tiêu chí ưu tiên chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB là cần thiết, làm căn cứ để phê duyệt hoặc cắt giảm đầu tư. Trước hết cần được tập trung ưu tiên phân bổ vốn: (1) Các dự án hoàn thành chưa thanh quyết toán vốn, (2) Các dự án đang triển khai chưa hoàn thành, (3) Các dự án đề xuất đầu tư mới

năm kế hoạch. Sau khi xác định được danh mụ c dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên nêu trên, các cấp, các ngành triển khai xây dự ng kế hoạch vốn năm, phân bổ vốn cho các dự án theo đúng thứ tự ưu tiên nhằm tránh đầu tư dàn trải và phát sinh nợ đọng XDCB.

Gắn việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB với kết quả đầu ra để tránh đầu tư dàn trải, trên cơ sở người quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C và 5 năm đối với dự án nhóm B.

Tích cực xử lý nợ đọng trong các dự án hạ tầng GTĐB, trong đó cần ưu tiên giải quyết trước việc nợ đọng đối với các công trình đã quyết toán, nợ đọng khối lượng hoàn thành đối với các công trình đang thi công giải quyết sau.

Các nguồn vốn vay, nguồn vượt thu, nguồn thu từ tiền sử dụng đất...phải được kế hoạch hoá trước và đưa vào cân đối NSĐP để trình HĐND tỉnh quyết định đảm bảo công khai, minh bạch. Phương án phân bổ vốn đầu tư sau khi được HĐND thông qua, UBND các cấp cần triển khai giao hết kế hoạch vốn cho các dự án ngay từ đầu năm kể cả vốn được bổ sung cân đối từ NS cấp trên để cho các chủ đầu tư chủ động trong thanh toán, khắc phục cơ chế “xin - cho”. Đối với nguồn bổ sung có mục tiêu của NS cấp trên phải được kiểm soát chặt chẽ và cần thiết phải được thẩm định của cấp trên trước khi bổ sung nguồn vốn đầu tư cho cấp dưới; chỉ phân bổ cho các dự án xây dựng hạ tầng GTĐB khi có đầy đủ điều kiện trước khi khởi công.

Cơ cấu lại đầu tư và đổi mới phương thức quản lý cấp phát NSNN. Từng bước chuyển từ việc giao dự toán NS cho các chủ đầu tư như hiện nay sang phương thức “đặt hàng”, “mua công trình” qua các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO...để đầu tư theo địa chỉ, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực tài chính của Nhà nước.

Tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm chế tài xử lý đối với việc phân bổ vốn đầu tư không đảm bảo nguyên tắc, điều kiện thực hiện dự án, chậm giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 111 -115 )

×