0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 83 -87 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quảnlý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

3.2.4. Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng

a. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính Phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

b. Quy trình triển khai

* Nghiệm thu đưa công trình và khai thác sử dụng

- Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.

- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng có thể tiến hành bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thuộc dự án hoặc dự án thành phần để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoàn thành là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.

- Hồ sơ bàn giao công trình gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành; quy định bảo trì công trình.

- Hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước.

* Kết thúc xây dựng công trình

- Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định.

- Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng.

* Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng

- Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt.

- Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình theo quy định.

Bảng 3.12: Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng dự án ĐT xây dựng GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Số lượng dự án Dự án 243 286 202 43 17,7 -84 -29,37 0,91 Số tiền giải ngân Triệu đồng 778.440,48 1.018.249,77 1.232.019,50 239.809,29 30,81 213.769,72 20,99 1,26 Số tiền được duyệt các công trình Triệu đồng 1.000.052,0 1.256.478,0 1.500.450,0 256.426 25,64 243.972 19,42 1,22 Tỷ lệ giải ngân % 77,84 81,04 82,11 3,2 4,11 1,07 1,32 1,03

(Nguồn: KBNN Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Tại bảng số liệu 3.12 cho thấy tình hình công tác nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng dự án đầu tư xây dựng GTĐB bằng NSNN thay đổi qua các năm 2014-2016. Cụ thể:

Thứ nhất, về số lượng dự án nghiệm thu, năm 2014 có 243 dự án; năm 2015 có 286 dự án, tăng 43 dự án, tương ứng tăng% so 17,7 với năm 2014; năm 2016 có 202 dự án, giảm 84 dự án, tương ứng giảm 29,37% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân các dự án được nghiệm thu cả giai đoạn đạt 0,91%. Với tốc độ này, cho thấy, các Chủ dự án đã khá nghiêm túc thực hiện hợp đồng trong xây dựng dự án GTĐB theo tinh thần các chương trình mục tiêu quốc gia về kết cấu đồng bộ hạ tầng GTĐB tại các địa phương.

Thứ hai, về tỷ lệ giải ngân nguồn vốn duyệt các chương trình GTĐB có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2014 đạt 77,84%, năm 2015 đạt 81,04%, tăng thêm 3,2% so với năm 2014; năm 2016 đạt 82,11%, tăng thêm 1,07% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỷ lệ giải ngân nguồn vốn từ NSNN trong xây dựng GTĐB là 1,03%. Tỷ lệ giải ngân tương đối cao cho thấy công tác kiểm soát hồ sơ chi NSNN cho xây dựng dự án GTĐB thực hiện theo hướng dẫn của KBNN Trung ương, Bộ ban ngành của Nhà nước, đồng thời phản ánh quyết tâm lớn của chính quyền tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh hạ tầng giao thông nông thôn và đô thị.

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng dự án ĐT xây dựng GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: %

Tiêu chí đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X ) Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởn g lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Đơn vị hưởng lợi Đơn vị xây dựng Ban quản Điểm chung kế hoạch nghiệm thu 7,34 3,7 8,33 11,93 11,11 8,33 24,77 14,81 16,67 33,03 40,74 33,33 22,94 29,63 33,33 3,52 3,81 3,75 3,69 Kiểm tra công tác

nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng

5,5 7,41 4,17 10,09 11,11 16,67 25,69 18,52 25 31,19 37,04 25 27,52 25,93 29,17 3,65 3,63 3,58 3,62 Kiểm tra công tác

nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

6,42 7,41 8,33 12,84 14,81 12,5 24,77 14,81 16,67 29,36 33,33 29,17 26,61 29,63 33,33 3,57 3,63 3,67 3,60

Kiểm tra hiện trường thi công xây dựng

4,59 7,41 12,5 22,02 18,52 12,5 27,52 25,93 12,5 27,52 22,22 33,33 18,35 25,93 29,17 3,33 3,41 3,54 3,43

Kiểm tra hồ sơ quản chất lượng công trình xây dựng

5,5 7,41 8,33 18,35 14,81 8,33 22,02 18,52 25 30,28 29,63 25 23,85 29,63 33,33 3,49 3,59 3,67 3,58

Kết quả điều tra về công tác đánh giá nghiệm thu dự án đầu tư GTĐB bằng NSNN tại tỉnh Thái Nguyên tại bảng số liệu 3.13 cho điểm trung bình là 3,59, xếp loại khá. Tiêu chí xếp thứ nhất “Có kế hoạch nghiệm thu” đạt 3,69 điểm, đạt mức điểm khá, trong đó đơn vị hưởng lợi cho ý kiến rất đồng ý chiếm 33,03%, đơn vị xây dựng cho ý kiến đồng ý chiếm 40,74% và Ban quản lý cho ý kiến rất đồng ý chiếm 33,33%. Tiêu chí xếp cuối cùng là “Kiểm tra hiện trường thi công xây dựng đạt 3,43 điểm, đạt điểm khá, trong đó đơn vị hưởng lợi cho ý kiến rất đồng ý chiếm 27,52%, đơn vị xây dựng cho ý kiến rất đồng ý chiếm 25,93% và Ban quản lý cho ý kiến rất đồng ý chiếm 33,33%. Như vậy, có thể thấy, các dự án đầu tư công được đánh giá nghiệm thu theo đúng nội dung và quy trình của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 “quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng”. Tuy nhiên công tác kiểm tra hiện trường chưa sát sao nguyên nhân là do số lượng cán bộ thanh tra kiểm tra của Sở xây dựng tỉnh Thái Nguyên hạn chế số lượng, bên cạnh đó số lượng công trình nhiều nên khó phân bổ số lượng cán bộ thực hiện, Sở chỉ tiếp nhận báo cáo bằng văn bản nên còn hạn chế trong đánh giá điều kiện thực thi dự án ngoài thực tiễn, chủ yếu là kết hợp với các đợt thanh tra, kiểm tra do khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 83 -87 )

×