Tình hình đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4.Tình hình đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn

NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.4.1. Tình hình xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn

Tính đến cuối năm 2016, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.727,3 km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm: 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 178 km; 14 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 300 km; 142 km đường đô thị; 825,6 km đường huyện và 3.281 km đường xã. Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa toàn tỉnh đạt khoảng 47%. Đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn (đến nay, tỷ lệ đường nông thôn có mặt đường rộng trên 3,5 mét mới đạt khoảng 5,6%).

a. Quốc lộ - giao thông đối ngoại

Tổng chiều dài các tuyến đường quốc lộ có chức năng giao thông đối ngoại trên địa bàn tỉnh có 178 km, bao gồm Quốc lộ 3; Quốc lộ 37 và Quốc lộ 1B. Các tuyến đường quốc lộ đã được cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi trở lên, mặt đường được trải thảm bê tông nhựa 100%.

Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên theo tiêu chuẩn đường cao tốc, chiều dài đoạn đường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 29 km, hoàn thành năm 2014. Quốc lộ 3 cũ đoạn Đa Phúc - Thái Nguyên được cải tạo, nâng cấp, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến năm 2015.

Các dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài khoảng 32km đang được Bộ Giao thông vận tải thẩm định phê duyệt, đường vành đai V Hà Nội đang được nghiên cứu, dự kiến đầu tư sau năm 2015.

Mặc dù Tỉnh có mạng lưới đường giao thông đối ngoại khá dày, song chất lượng còn thấp: chiều rộng hẹp, đang xuống cấp, còn nhiều cầu yếu và quá tải cả về mật độ xe và trọng tải phương tiện giao thông trên đường (nhất là Quốc lộ 3).

b. Đường tỉnh

Đường tỉnh có tổng chiều dài 300,6 km, gồm 14 tuyến. Đã nhựa hóa 11/14 tuyến với 278/300,6 km đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên được nhựa hóa, đạt tỷ lệ 85%. Một số tuyến còn lại (Đường 261, Đường 264 và Đường 266) đang tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cải tạo. Các cầu yếu, đường tràn trên các tuyến cũng đang được khẩn trương cải tạo, nâng cấp để đảm bảo thông xe liên tục kể cả trong mùa mưa lũ.

Đến hết năm 2016, mới có 194/300,6 km của 07 tuyến đường tỉnh đạt được mục tiêu quy mô đường cấp IV, mặt đường trải thảm bê tông theo quy hoạch đề ra, các tuyến còn lại chưa đạt cấp theo quy hoạch, hiện trạng khai thác kém, mặt cắt ngang hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông, các tuyến đường huyện dự kiến quy hoạch nâng cấp lên đường tỉnh mới chỉ thực hiện được đối với 4/7 tuyến.

c. Đường đô thị

Tổng chiều dài đường đô thị là 142 km, chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Cơ bản các tuyến đường đô thị đã được nhựa hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại nội tỉnh và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của khách du lịch.

d. Đường huyện

Tổng chiều dài đường huyện có 865,6 km. Trong đó có 399,5 km đường đã được rải nhựa và bê tông nhựa, 47,5 km đường bê tông xi măng (BTXM). Hệ thống cầu, tràn lớn đã được đầu tư ở một số tuyến nhưng số lượng không đáng kể. Khoảng 29 km/825,6 km đường huyện được nâng cấp đạt cấp V, còn lại đang ở cấp VI và giao thông nông thôn loại A, B. Tỷ lệ rải nhựa, BTN, BTXM đạt 54,2%.

e. Đường giao thông nông thôn

Đến nay có 4.126 km đường xã và liên xã với khoảng 39,2% được cứng hóa (trải nhựa hoặc xi măng).

Hiện đã có đường ô tô đến 181/181 xã, phường của tỉnh. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận bằng đường bộ với một số xã miền núi trong tỉnh còn nhiều khó khăn do địa hình dốc, chất lượng đường kém. Hầu hết các tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại B, một số ít các tuyến đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, còn lại một số lượng khá lớn các tuyến chưa được vào cấp. Hệ thống mặt đường cải thiện bằng vật liệu hạt cứng (nhựa, bê tông xi măng, cấp phối đá sỏi sông suối, đá dăm các loại) đạt 48,93%.

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của Thái Nguyên tương đối toàn diện về loại hình và phân bố mạng lưới. Tuy nhiên, các tuyến giao thông đối ngoại hiện đang xuống cấp và quá tải nghiêm trọng (đường bộ xuống cấp, hẹp và quá tải, đường sắt hầu như không được sử dụng cho hoạt động kinh tế đối ngoại) đã và đang là điểm tắc nghẽn cản trở giao lưu kinh tế, xã hội đối ngoại và hạn chế thu hút các nhà đầu tư vào Tỉnh.

3.1.4.2. Tình hình về quy mô xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn

Quy mô xây dựng GTĐB của một địa phương phản ánh qua 2 chỉ tiêu cơ bản đó là số lượng các dự án đầ tư và nguồn vốn đầu tư nhằm đánh giá được năng lực phát triển hạ tầng của mỗi địa phương. Bảng số liệu 3.4 phản ánh rất cụ thể:

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy:

Thứ nhất về số lượng dự án, thay đổi hàng năm: Năm 2014 cả tỉnh có 300 dự án GTĐB sử dụng vốn NSNN, năm 2015 giảm còn 250 dự án và năm 2016 tăng lên 350 dự án. Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng dự án khá nhanh, 1,08% cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông toàn tỉnh đang có nhiều biến chuyển tích cực, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân và thu hút nhiều các đối tác đến đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.4: Quy mô xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % 1. Số lượng dự án 300 250 350 -50 -16,67 100 40 1,08 2. Tổng mức đầu tư 1.000.052 1.256.478 1.500.450 256.426 25,64 243.972 19,42 1,22 NS Trung ương 140.000 450.000 365.000 310.000 221,43 -85.000 -18,89 1,61 Trái phiếu CP 200.000 250.450 325.000 50.450 25,23 74.550 29,77 1,27 NS địa phương 660.052 556.028 810.450 -104.024 -15,76 254.422 45,76 1,11

(Nguồn: KBNN tỉnh Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Thứ hai, về tổng vốn đầu tư: Quy mô vốn đầu tư GTĐB được cấu thành từ 3 nguồn là NS Trung ương, NS địa phương và trái phiếu chính phủ, trong đó quy mô NS địa phương lớn nhất. Năm 2014, tổng quy mô vốn đầu tư xây dựng GTĐB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 1.000.052 triệu đồng, năm 2015 đạt 1.256.478 triệu đồng, tăng thêm 256.426 triệu đồng, tương ứng tăng 25,64% so với năm 2014; năm 2016 đạt 1.500.450 triệu đồng, tăng thêm 243.972 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 19,42% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân quy mô vốn đầu tư là 1,22%, đây là con số phản ánh quy mô vốn cho phát triển GTĐB được mở rộng và đầu tư rất mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.5: Nguồn vốn xây dựng các loại hạ tầng đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Triệu đồng

Vốn cho

loại đường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng 1.000.052 1.256.478,0 1.500.450,0 256.426 25,64 243.972 19,42 1,22 Đường nhựa 736.038,3 948.640,9 1.152.345,6 212.602,6 28,88 203.704,7 21,47 1,25 Bê tông 121.406,3 159.824 130.389,1 38.417,7 31,64 -29.434,9 -18,42 1,04 Cấp phối 90.704,7 110.570 157.247,16 19.865,3 21,9 46.677,16 42,22 1,32 Đường đất 51.902,7 37.443,1 60.468,1 -14.459,6 -27,86 23.025,04 61,49 1,08

(Nguồn: KBNN tỉnh Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Bảng số liệu 3.5 phản ánh quy mô vốn xây dựng cho các loại hạ tầng GTĐB tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016. Nguồn chi chủ yếu cho xây dựng công trình GTĐB cho loại đường như đường nhựa, bê tông, cấp phối và đường đất, trong đó nguồn vốn chi cho đường bộ là lớn nhất là đướng đất thấp nhất.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.3. Cơ cấunguồn vốn xây dựng các loại hạ tầng GTĐB tại tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ 3.3 phản ánh cơ cấu nguồn vốn xây dựng các loại hạ tầng GTĐB tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó tỷ trọng của ngân sách dành cho đường vộ chiếm cao nhất trên 70% (năm 2014 chiếm 73,6%, năm 2015 chiếm 75,5% và năm 2016 chiếm 76,8%), ngân sách dành cho đường đất chiếm tỷ lệ thấp nhất (năm 2014 chiếm 5,19%, năm 2015 chiếm 2,98% và năm 2016 chiếm 4,03%).

Như vậy, có thể nói, nguồn vốn cho xây dựng dự án GTĐB được sử dụng có ưu tiên cho từng nguồn đầu tư (NS địa phương, NS trung ương, trái phiếu chính phủ) và ưu tiên cho từng loại đường (đường nhựa, bê tông, cấp phối, đường đất), phục vụ cho nhu cầu phát triển KT-XH chung toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 68)