Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quảnlý đầu tư xây dựng giao
thông đường bộ từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Quan điểm
Phát triển hạ tầng GTĐB có trọng tâm trọng điểm theo hướng hiện đại, đảm bảo phù hợp khả năng cân đối NS của địa phương và các nguồn lực tài chính khác, trong đó dành quỹ đất hợp lý để phát triển hạ tầng GTĐB đặc biệt ở khu đô thị lớn; Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn để phục vụ phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn, liên kết giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn.
Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đối với những dự án, công việc mà tư nhân không làm hoặc tư nhân tham gia không có hiệu quả. Đồng thời, coi nguồn NSNN là “vốn mồi” để thu hút nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB, trong đó quan tâm nguồn đóng góp phí sử dụng đường bộ của nhân dân khi tham gia giao thông để bảo trì và tái đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Thực hiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB phải tiết kiệm, hiệu quả chống tham ô, lãng phí trong quá trình sử dụng vốn.
Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải đảm bảo cân đối thu, chi NSĐP và NS của chính quyền các cấp. Xây dựng kế hoạch vốn trung hạn gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và chương trình phát triển KT-XH 10 năm cho giai đoạn 2020 - 2030.
Phân cấp quản lý NSNN, phân cấp quyết định đầu tư dự án xây dựng hạ tầng GTĐB bằng cách khai thác mọi nguồn lực sẵn có của địa phương để tự cân đối NS nhằm phát triển cân đối bền vững, tránh nợ đọng XDCB.
Thực hiện nghiêm chu trình lập, chấp hành và quyết toán chi NSĐP đầu tư xây dựn g hạ tầng GTĐB; quy trình, quy định lập, thực hiện và quyết toán công trình theo qu y định của Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư XDCB của các cấp, các ngành.
4.1.2. Định hướng
Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng GTĐB trọng điểm, đồng bộ làm cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH, HĐH.
Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB của chính quyền các cấp; tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng NSNN của các cấp chính quyền địa phương.
Tập trung bố trí vốn đầu tư từ NSĐP cho các dự án trọng điểm, quan trọng; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ đọng các dự án hạ tầng GTĐB; bố trí hoàn trả các khoản vốn ứng trước; hạn chế tối đa khởi công mới các dự án, chỉ thực hiện khi cân đối đủ nguồn vốn, không làm phát sinh nợ đọng khối lượng hoàn thành.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu đầu tư xây dựng giao thông nông thôn để tránh đầu tư chồng chéo.
Rà soát, đánh giá các chính sách đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đã ban hành. Trên cơ sở đó, bãi bỏ các chính sách, chế độ chồng chéo, không hiệu quả; bổ sung thay thế hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế, vượt quá khả năng đảm bảo của NSĐP, nhằm tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý đầu tư công.
4.1.3. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới hạ tầng GTĐB của tỉnh, đảm bảo cho sự phát triển giao thông của Thành phố Thái Nguyên hiện đại, liên kết với các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ của quốc gia tạo thành mạng lưới hạ tầng GTĐB hiện đại, hiệu quả ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Trong đó, khuyến khích các khu vực tư nhân tham gia phát triển hạ tầng GTĐB; hàng năm phải dành tỷ lệ ít nhất từ 3,5-4,5%/năm GDP của NSĐP để phát triển hạ tầng GTĐB.
b. Mục tiêu cụ thể
+ Thu hút đầu tư, vận dụng nội lực để xây dựng nâng cấp hoàn thành hệ thống các tuyến là trục ngang, trục dọc của tỉnh.
+ Cơ bản hoàn thành phần nền đường: nhựa hóa 100% tuyến huyện, tuyến xã. Cải tiến và mở hoặc nâng cấp thành một số tuyến huyện mới ở những khu vực cần thiết, nâng cấp một số tuyến huyện quan trọng lên tỉnh lộ.
+ Phục hồi nâng cấp hoặc đưa vào cấp với chỉ tiêu: đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, (Tiêu chuẩn TCVN4054-05); đường xã, Thị trấn đạt tiêu chuẩn cấp VI (tiêu chuẩn TCVN4054-05); đường thôn xóm khối đạt tiêu chuẩn đương GTNT loại A, phù hợp với tiêu chí nông thôn mới; nhựa và bê tông hóa 100% đường thôn xóm trên địa bàn tỉnh.