Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing trong lĩnh vực tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 83 - 84)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP

4.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing trong lĩnh vực tín dụng

Từng bước xây dựng mô hình hoạt động của ngân hàng theo hướng tập đoàn tài chính. Việc xây dựng tổ chức gắn liến với yêu cầu quản lý theo địa bàn, nhóm khách hàng và loại dịch vụ của một ngân hàng đa năng. Đẩy mạnh củng cố, sắp xếp lại và phát triển mạng lưới các chi nhánh khu vực theo yếu cầu kinh doanh từng vùng, từng khu kinh tế, từng lĩnh vực theo hướng tập trung vào địa bàn trọng điểm, có tiềm năng phát triển mạnh. Đặc biệt có phương án để mở văn phòng đại diện một số thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Xây dựng mô hình tổ chức cụ thể rõ người rõ việc và

quy định rõ chức năng nhiệm vị từng vị trí, bộ phận, kiên quyết loại bỏ sự chồng chéo không rõ việc, rõ người, phát huy vai trò trung tâm trong quản trị điều hành của Vietinbank - CN Bắc Ninh.

Cũng như các chi nhánh khác, Vietinbank - CN Bắc Ninh tìm kiếm và duy trì khách hàng vay vốn là một vấn đề trọng tâm hàng đầu vì nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh, sự tồn vong của chi nhánh trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Do vậy, Vietinbank - CN Bắc Ninh cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động Marketing. Cần xác định rõ thị trường mục tiêu của Ngân hàng trong từng giai đoạn hoạt động. Trước hết đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành phân khúc thị trường. Tùy theo thế mạnh của ngân hàng có thể phân khúc khách hàng theo đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, khách hàng trong xây lắp, sản xuất và thương mại dịch vụ. Cần đánh giá thực trạng, mong muốn nhu cầu của từng đối tượng khách hàng để từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược chăm sóc từng đối tượng khách hàng với nhau. Sau khi có khách hàng mục tiêu, ngân hàng cần xác định nguồn khách hàng để tiếp cận như các khách hàng đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng, danh sách khách hàng từ số liệu thống kê của địa phương, doanh nghiệp trong các hiệp hội hay các tổ chức kinh doanh. Tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như gặp trực tiếp hoặc gửi tài liệu, thư giới thiệu về ngân hàng và các sản phẩm tín dụng. Xác định nhu cầu khách hàng có phù hợp khả năng đáp ứng của ngân hàng để xúc tiến quan hệ cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)