Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, Nhà nước cần tiến hành rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, tạo sự ổn định trong việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia vào thị trường hoạt động có hiệu quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành; Ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật như luật về thế chấp tài sản, xử lý tài sản, luật về quyền sở hữu tài sản, luật đầu tư kinh doanh, về cơ chế vay vốn của ngân hàng,… sao cho cụ thể, đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Hạn chế tình trạng một văn bản

pháp luật lại có quá nhiều thông tư hướng dẫn hoặc thường xuyên có những văn bản chỉnh sửa khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, sửa đổi.

- Hiện nay, luật các tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng nhà nước đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Nhà nước cần tiếp tục tiến hành xây dựng, hoàn thiện dự thảo các bộ Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng,… làm cơ sở pháp lý và định hướng về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn,… phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng như điều kiện thực tế ở việt Nam.

- Về mặt pháp lý, vướng mắc lớn nhất khi khách hàng vay vốn là thủ tục chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp cũng như việc xử lý tài sản thế chấp khi rủi ro xảy ra. Đây là vấn đề nan giải đối với cả ngân hàng cũng như khách hàng. Trong khi đó, những quy định của pháp luật thiếu tính đồng bộ, nhất quán, không rõ ràng, thiếu sự hợp tác của cơ quan có trách nhiệm khiến cho việc phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý ngay, kiên quyết đối với mọi hành vi vi phạm nhằm ngăn chặn ngay sai phạm và định hướng hoạt động cho các NHTM khác. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm. Dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan hay khách quan để cơ quan thanh tra có cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể. Thanh tra ngân hàng thông qua nghiệp vụ giám sát từ xa, cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện hơn và yêu cầu minh bạch thông tin là điều kiện thuận lợi cho thanh tra ngân hàng sử dụng chủ yếu phương thức giám sát từ xa nhằm phát huy vai trò cảnh báo sớm của mình.

- Xem xét thận trọng việc thành lập mới ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nâng cao vai trò quản lý, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt

động ngân hàng. Giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về bảo đảm khả năng thanh toán và các tỷ lệ an toàn khác của tổ chức tín dụng theo hai văn bản mới nhất là thông tư 13 và thông tư 19 quy định về vấn đề này.

- Sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp này: Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế nói riêng đều kinh doanh trên mức vốn tự có rất thấp do nhà nước cấp. Do đó, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp này là vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và rất dễ mất cân đối tài chính, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và có kế hoạch tăng vốn để giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có chất lượng sản phẩm tốt, doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, đồng thời có biện pháp mạnh ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Kiến nghị trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước CIC tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, theo hướng cập nhật chính xác, đầy đủ thông tin về khách hàng quan hệ tín dụng với ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa nguồn thông tin để các ngân hàng thương mại tham khảo trong quá trình xét duyệt cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay. Ngân hàng nhà nước cần mở rộng địa bàn, mở rộng thành viên được tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện hiệu quả các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)